Hệ thống giáo dục song song – Hòang Xuân Ba

http://bitmieng.blogspot.com/2007/07/h-thng-gio-dc-song-song.html

 

Hệ thống giáo dục song song – Hòang Xuân Ba

Một hệ thống giáo dục song song là điều cực kỳ cần thiết để tạo tiền đề cho việc đổi mới hoàn toàn nền giáo dục Việt Nam (VN). Ý tưởng của bài viết này được gởi cảm hứng từ tư tưởng xây dựng một hệ thống song song trong tác phẩm kiệt xuất “Quyền lực của không quyền lực” do Havel, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng người Tiệp Khắc (cũ).

Đầu tiên bài viết sẽ mô tả căn bệnh trầm kha nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là căn bệnh thành tích. Sau đó bài viết sẽ phân tích nguyên nhân của căn bệnh đó đồng thời sẽ cho độc giả biết căn bệnh đó đang được bộ giáo dục Việt Nam “chạy chữa ra sao”. Phần cuối của bài viết cho thấy “ngưỡng giới hạn” của việc chữa trị căn bệnh thành tích và phần cuối cùng đồng thời cũng là phần quan trọng nhất của bài viết này sẽ cho thấy vì sao việc qua vượt qua “ngưỡng giới hạn” đó sẽ làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay.
Bệnh thành tích: căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam
Ngay cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải thừa nhận rằng bệnh thành tích là một căn bệnh cần phải được chấm dứt. Trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục, ông Dũng nhấn mạnh “phải chấn chỉnh vấn đề dạy thêm, học thêm, chú trọng phát triển giáo dục mầm non. Cải cách giáo dục cần chấm dứt tình trạng nhồi nhét thụ động, bệnh thành tích” (1).
Bệnh thành tích là một căn bệnh đã có từ lâu của nền giáo dục mang tính xã hội chủ nghĩa đậm nét ở Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của nó là những con số trong mơ: tỉ lệ lên lớp luôn đạt 90-100%, tỉ lệ tốt nghiệp luôn ở một mức cao ngất ngưỡng; những bản cáo cáo dầy đặc những con số thành tích ấn tượng.
Bệnh thành tích đã trở thành một căn bệnh phổ biến đến nỗi rất nhiều nhận định của các nhà giáo dục nổi tiếng trong và ngoài nước đều nhận định một cách bi quan rằng muốn cứu vãn nền giáo dục Việt Nam điều đầu tiên là phải chạy chữa “căn bệnh” thành tích.
Không phải ngẫu nhiên mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đặt ra khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình đó chính là: chống bệnh thành tích. Rõ ràng với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam, hơn ai hết ông Nhân hiểu rất rõ về căn bệnh thành tích trầm kha của hệ thống giáo dục Việt Nam. Và với những nỗ lực tưởng chừng như không mệt mỏi trong thời gian vừa qua ông Nhân đã cùng với cả ngành giáo dục Việt Nam đang ra sức chữa chạy căn bệnh trầm kha này? Liệu những nỗ lực đó có giúp chữa chạy “tận gốc” căn bệnh này hay không? Liệu có một “ngưỡng giới hạn” mà ông Nhân và những người tâm huyết cải cách giáo dục không thể vượt qua hay không? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của bệnh thành tích.
Nguyên nhân bệnh thành tích
Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên: “Thành tích là kết quả tốt đẹp do cố gắng mà đạt được”. Với ý nghĩa như trên thì rõ ràng những bản báo cáo thành tích của ngành giáo dục Việt Nam trong những năm vừa qua đã làm thay đổi ý nghĩa đích thực của hai từ “thành tích”. Bởi vì thành tích mà ngành giáo dục Việt Nam đạt được bằng những gian lận trong thi cử qua đó tạo nên những bản báo cáo láo, báo cáo sai sự thật. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm thì những bản báo cáo tổng kết năm học với những con số ấn tượng luôn được nêu bật như một trong những thành tích của ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người. Thế nhưng đằng sau nó là không biết bao nhiêu tệ nạn trong giáo dục.
Những con số ấn tượng đó được nhiều người lý giải rằng đó là do sức ép của xã hội, sức ép của phụ huynh học sinh, sức ép của lãnh đạo ngành giáo dục, thậm chí có người còn cho rằng đó là do sức ép của dư luận, của các phương tiện truyền thông.

Thật ra tất cả những sức ép đó đều chỉ là những sức ép từ bên ngoài. Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu đó vẫn là sức ép từ bên trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác, hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa luôn cho rằng hệ thống của mình tốt đẹp hơn hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc tốt đẹp đó không đúng như bản chất vốn có của nó. Hơn thế nữa, đánh giá đúng thực chất của hệ thống giáo dục sẽ gây ra sự thiếu niềm tin vào sự tồn tại của hệ thống, tạo nên một sức ép to lớn từ phía người dân vào lý do tồn tại của nó, gây ra sự sụp đổ của hệ thống giáo dục đang có. Điều này dẫn tới sự tồn vong của chế độ.
Do đó, từ trước đến nay, bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp các nhà lãnh đạo của Việt Nam vẫn chấp nhận tồn tại của căn bệnh thành tích như là một căn bệnh trầm tra của nền giáo dục Việt Nam đơn giản bởi vì sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn vong của chế độ.
Căn bệnh đang được chạy chữa
Tuy nhiên trước sức ép to lớn của dư luận, của những bậc phụ huynh mong muốn có một nền giáo dục thực chất và hiệu quả, đặc biệt là sức ép của hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa những nỗ lực chạy chữa căn bệnh này đang được bắt đầu. Chúng ta thử tưởng tượng xem với một nền giáo dục kém hiệu quả như hiện nay, một cử nhân đại học khi tốt nghiệp ra trường khi đi làm không có được những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, quản lý dự án, lập kế hoạch… buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu thì Việt Nam làm thế nào có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, làm thế nào để thành công sau khi gia nhập WTO.
Chậm trễ trong việc chạy chữa căn bệnh thành tích trong giáo dục sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Sức ép của dư luận, của hội nhập giống như một quả bong bóng đang phình to ra, nếu không xì hơi kịp thời thì một ngày nào đó sẽ nổ tung và hậu quả lúc đó sẽ khó lòng cứu vãn.
Chắc chắn rằng Thủ tướng mới nhận chức Nguyễn Tấn Dũng nhận thức được vấn đề quan trọng này. Do đó, ông đã bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, một người được đánh giá rất cởi mở và có năng lực trong việc quản lý giáo dục để mong làm “xì hơi” quả bong bóng đang muốn nổ tung của nền giáo dục Việt Nam. Ông Nhân từng được cử đi học Cao học quản lý cộng đồng (quản lý Nhà nước) chuyên ngành Tài chính công tại Trường Đại học Oregon (Mỹ) và học khóa đào tạo về thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Harvard (Mỹ) (2). Với sự đào tạo trong một nền giáo dục tư bản chủ nghĩa thì ông Nhân đủ khả năng đánh giá được căn bệnh thành tích và đề ra được những phương thuốc hiệu quả để chữa trị căn bệnh này.
Đầu tiên, khi vừa mới nhận chức ông Nhân đã làm một việc “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử giáo dục Việt Nam đó là trả lời “Thư gửi tân Bộ trưởng Bộ Gíao dục-Đào tạo” (3) của thư một người dân ở Đà Nẵng được đăng trên báo Tuổi Trẻ. Trong lá thư thứ nhất ông Nhân khẳng định: 10 năm tới, giáo dục Việt Nam sẽ khác (4). Ông viết: “Với truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, với thế và lực mới của đất nước sau 20 năm đổi mới, với quyết tâm chiến lược của Đảng coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, với lòng yêu nghề và quyết tâm tự khẳng định của hơn 1 triệu thầy cô giáo trong cả nước, với sự quyết tâm và chia lửa của hàng triệu người VN là đồng tác giả của sự nghiệp chấn hưng giáo dục, tôi tin là trong 10 năm tới nền giáo dục VN sẽ có những bước phát triển mới, xứng đáng với đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hóa – công nghiệp hóa đất nước, với mong muốn và tin cậy của nhân dân cả nước, với truyền thống văn hiến của dân tộc VN”.
Tuy nhiên, khi đề cập đến căn bệnh thành tích thì ông Nhân lại né tránh không cho rằng đó là do “lỗi của hệ thống” mà do: lý do cơ bản là chúng ta nhận thức và thực hành đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh (HS) phổ thông chủ yếu dựa vào tiêu chí là điểm thi các môn.
Dĩ nhiên trên cương vị là một Đảng viên Đảng Cộng sản, một người đứng đầu hệ thống giáo dục Việt Nam, ông Nhân không thể thừa nhận nguyên nhân cơ bản nhất của bệnh thành tích. Dù sao chúng ta cũng phải cảm thông cho ông Nhân về điều này.
Một sự kiện tiếp theo tạo thuận lợi cho việc chống bệnh thành tích trong giáo dục của ông nhân đó là sự kiện thầy giáo Đỗ Việt Khoa (5), một giám thị tố cáo tiêu cực trong thi cử ở tỉnh Hà Tây. Sự kiện này tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ ủng hộ việc chống tiêu cực trong giáo dục, tạo tiền đề cho ông Nhân đề ra những biện pháp hữu hiệu để chữa trị căn bệnh thành tích vốn đã rất trầm kha mà các đời bộ trưởng giáo dục trước để lại.
Nếu theo dõi sát sao tình hình giáo dục Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng lâu nay rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về giáo dục đã đề ra thuốc để chữa trị căn bệnh này. Ví dụ như ở bậc trung học phổ thông là thay thể phương pháp thi tự luận bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, chấp nhận việc một phần lớn các thí sinh không đỗ tú tài, gộp hai kỳ thi tú tài và tuyển sinh đại học thành một; ở bậc đại học là chuyển việc đào tạo theo học phần sang việc đào tạo theo tín chỉ, trao quyền tự chủ cho các trường đại học, thành lập đại học quốc tế có chất lượng cao…
Thuốc đã có, thế nhưng sức ỳ của hệ thống vẫn rất lớn làm cho những lời kêu gọi cải cách, chấn hưng giáo dục đó đi vào quên lãng. Đến khi ông Nhân trở thành bộ trưởng giáo dục thì những cải cách đó mới dần dần được thực hiện.
Và “liều thuốc đắng” để chữa trị căn bệnh thành tích trong giáo dục đã có kết quả ngay từ kỳ thi tú tài 2007. Với “tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cả nước là 66,7% (6)”, so với những năm trước là trên 90%, đã bộc lộ rất rõ bệnh thành tích trong giáo dục Việt Nam và “liều thuốc đắng” mà ông Nhân đưa ra đã có tác dụng. Nhìn chung dư luận có phản ứng không quá gay gắt trước một tỉ lệ thí sinh rớt cao như thế. Các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đánh giá về kỳ thi này là một kỳ thi nghiêm túc khá thuận lợi cho công cuộc cải cách giáo dục của ông Nhân.
Với đà “thừa thắng xông lên”, chắc chắn rằng ông Nhân sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chương trình cải cách giáo dục khác nhằm vực dậy một nền giáo dục vốn đã rệu rã của Việt Nam.
Tuy nhiên những cải cách đó sẽ vấp phải một giới hạn trên, một giới hạn do hệ thống chính trị Việt Nam qui định. Là một thành viên trong hệ thống chính trị đó, dù cho nhận thức được lỗi hệ thống đó trong giáo dục thì ông Nhân cũng sẽ không thể nào vượt qua được để đưa giáo dục Việt Nam trở thành một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.
“Ngưỡng giới hạn” của hệ thống
Trong tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Kornai János, một học giả hàng đầu về các hệ thống kinh tế đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của hệ thống xã hội chủ nghĩa thị trường về mặt hệ tư tưởng và nhất là sự lãnh đạo của Đảng:
– Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo có thẩm quyền của xã hội. Sự độc quyền về quyền lực đó là hợp pháp; việc tiếp tục duy trì nó là để phục vụ quyền lợi của nhân dân. Gắn chặt với nó là các nguyên tắc hoạt động nội bộ của Đảng: cấm bè phái, nguyên tắc tập trung dân chủ, và sự cần thiết của kỉ luật Đảng
– Tất cả những điều giáo huấn cơ bản của chủ nghĩa Marx-Leninist và hai nhà cổ điển của nó là Marx và Lenin vẫn còn có giá trị không đổi. Các vấn đề đã nảy sinh không phải là do các nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin mà ngược lại là vì sự xa rời những điều giáo huấn của Marx và Lenin.
Hai nhận định trên giúp ta hiểu rõ rằng vì sao sự lãnh đạo độc quyền của Đảng và hệ tư tưởng Marx-Lenin vẫn được lồng ghép vào các môn học ở bậc phổ thông và đại học, nhất là các môn học xã hội.
“Giới hạn trên” của hệ thống chính là ở hai điểm này. Và đó cũng chính là giới hạn trên mà những nỗ lực cải cách giáo dục của bản thân ông Nhân và ngành giáo dục sẽ phải gặp phải trong quá trình đổi mới giáo dục và triệt tiêu căn bệnh thành tích ở Việt Nam.
Thứ nhất, những môn học tư tưởng như triết học chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa khoa học xã hội, kinh tế chính trị vẫn sẽ là những môn học mang tính bắt buộc trong chương trình đại học và trong chương trình trung học thì nó sẽ được giảng dạy thông qua môn giáo dục công dân và tư tưởng của nó sẽ được lồng ghép vào các môn như sử, địa…
Thứ hai, việc đổi mới giáo dục sẽ tạo cho học sinh Việt Nam có một thói quen suy nghĩ độc lập, không dựa dẫm vào suy nghĩ của người khác. Chúng ta thử hình dung xem một khi học sinh Việt Nam có được những suy nghĩ không phụ thuộc vào “suy nghĩ” của Đảng thì kết quả tất yếu xảy ra đó là những thanh niên Việt Nam được đào tạo trong nền giáo dục đó sẽ nhận thức một cách rõ ràng hơn về những nhu cầu dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Sự thay đổi thể chế, sự sụp đổ của đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra.
Có thể nhận định rằng việc thay đổi tận gốc hệ thống giáo dục sẽ không thể thực hiện được bởi vì nó sẽ dẫn đến hậu quả là thay đổi chế độ hiện tại. Vậy làm thế nào để cải cách một cách triệt để hệ thống giáo dục Việt Nam? Câu trả lời đã được Havel gợi hứng từ tác phẩm kiệt xuất: Quyền lực của không quyền lực. Đó là tạo ra một hệ thống giáo dục song song với hệ thống giáo dục hiện tại.
Hệ thống giáo dục song song
Trong tác phẩm Quyền lực của không quyền lực, Havel cho rằng hệ thống hậu toàn trị, hệ thống chính trị ở Việt Nam được xem như một hệ thống hậu toàn trị, được vận hành dựa trên nền tảng của sự giả dối, căn bệnh thành tích trong giáo dục là một biểu hiện sinh động của sự giả dối đó. Chính vì toàn bộ hệ thống được xây dựng trên sự dối trá đó cho nên nó sợ sự thật. Căn bệnh thành tích trầm kha của nền giáo dục Việt Nam cũng chính là nguyên nhân sợ bộc lộ sự thật về những yếu kém của nó.
Havel cho rằng để phá vỡ những móc xích của hệ thống thì không còn cách nào khác hơn đó chính là nỗ lực sống trong sự thật. Những cải cách giáo dục, dù có nửa vời mà ông Nhân đang thực hiện cũng chính là những nỗ lực đó. Tuy nhiên bởi vì ông Nhân chính là một trong những móc xích cực kỳ quan trọng của hệ thống do đó ông cũng không thể nào thoát ra được khỏi hệ thống.
Để có thể thoát ra khỏi hệ thống thì Havel cho rằng cần phải có những người đi tiên phong trong việc xây dựng một đời sống độc lập xã hội bao gồm mọi thứ từ tự giáo dục và nghĩ về thế giới, từ các hoạt động sáng tác tự do và truyền tải nó tới người khác, đến cách phong phú tự do bày tỏ thái độ công dân, bao gồm cả những tổ chức xã hội độc lập hình thành tự phát. Tóm lại, nó là một khu vực mà trong đó sống trong sự thật được chi tiết hóa và vật chất hóa theo cách nhìn thấy được. Trong lĩnh vực giáo dục thì họ chính là các giáo viên, những người dạy cho thanh niên những điều vốn bị “cấm kị” trong các trường công.
Như vậy, làm thế nào để xây dựng được một hệ thống giáo dục song song?
Trên thực tế thì một hệ thống giáo dục song song đang dần được hình thành. Nếu như trước đây khó ai có thể tưởng tượng được rằng các trường trung học quốc tế với một chương trình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế được hình thành ở Việt Nam thì nay một mạng lưới rộng lớn các trường này đang dần hình thành. Hơn thế nữa nó đang tạo ra một chỗ đứng vững chắc nhờ vào các chương trình giảng dạy tiên tiến, “thoát ly” với những nội dung giảng dạy ở các trường công lập do nhà nước quản lý. Những môn học mang tính “nhồi sọ” kiểu như giáo dục công dân đang được loại ra khỏi chương trình giảng dạy của các trường trên.
Ở bậc đại học, một điểm sáng mà chúng ta có thể nhận thấy được đó là sự thành lập đại học FPT. Với khả năng tài chính hùng hậu của mình, FPT đã “mặc cả” với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể được tự chủ hoàn toàn trong việc dạy và học. Với quyền tự chủ này FPT có thể từ bỏ chương trình khung của mà bộ bắt buộc tất cả các trường đại học ở VN sử dụng từ trước đến nay để áp dụng một chương trình giảng dạy mới tạo cho sinh viên có được những suy nghĩ độc lập và những kỹ năng cần thiết sau khi ra trường.
Kết luận, một giải pháp khả thi trong việc đổi mới giáo dục Việt Nam đó là xây dựng một hệ thống giáo dục song song, xuất phát từ hệ thống giáo dục cũ, cùng tồn tại với nó nhưng dựa trên những mục tiêu, cách đánh giá, phương pháp hoàn toàn khác hẳn với hệ thống cũ. Một ngày nào đó không xa, hệ thống mới sẽ hoàn toàn lấn áp hệ thống cũ và khi đó hệ thống cũ sẽ bị loại bỏ.

————————————-
(1): vietnamnet.vn.
(2): sonoivu.hochiminhcity.
(3): tuoitre.com.
(4): tuoitre.com.
(5): tuoitre.com.
(6): tuoitre.com.

 

Nô lệ – Kahlil Gibran

http://doigio.wordpress.com/2011/06/09/no-l%E1%BB%87/

 

Nô lệKahlil Gibran – Nguyễn Ước dịch

Loài người là kẻ nô lệ Cuộc đời. Nô lệ ấy lấp đầy ngày ngày với khốn khổ cùng đau thương và làm ngập lụt đêm đêm với sầu thảm và nước mắt.

Đã bảy ngàn năm kể từ ngày tôi ra đời cho tới nay. Suốt quãng thời gian đó, tôi chứng kiến những kẻ nô lệ Cuộc đời kéo lê xiềng xích nặng nề của họ.

Lang thang khắp mặt đất từ phương Đông sang phương Tây, và phiêu du trong Ánh sáng và Bóng tối của Cuộc đời, tôi đã thấy cuộc diễu hành của các nền văn minh, chuyển dịch từ nơi ánh sáng vào chốn tối tăm. Hết nền văn minh này tới nền văn minh khác rơi xuống địa ngục vì chúng đã để các linh hồn phải chịu sỉ nhục và quằn quại dưới ách nô lệ. Người mạnh bị chế ngự và khuất phục trong khi kẻ yếu quì gối bái lạy ngẫu tượng. Tôi đã đi theo loài người từ Babylon* tới Cairo, từ Ain Dour* tới Baghdad, và quan sát vết hằn của xiềng xích con người để lại trên cát. Tôi đã nghe các đồng cỏ và các thung lũng lặp đi lặp lại tiếng vọng buồn bã của các thời đại đổi thay.

Tôi đã đến thăm các đền đài và bàn thờ, vào các cung điện và ngồi trước ngai vàng. Tôi đã thấy kẻ tập việc nô lệ người thợ, người thợ nô lệ ông chủ, ông chủ nô lệ người lính, người lính nô lệ quan chức, quan chức nô lệ nhà vua, nhà vua nô lệ tư tế, tư tế nô lệ ngẫu tượng và ngẫu tượng chỉ là đất sét do Satan nặn ra rồi được dựng lên trên những gò đồi làm bằng sọ người.

Tôi đã vào dinh thự của kẻ giàu và viếng túp lều của người nghèo. Tôi đã thấy hài nhi bú sữa nô lệ trên ngực người mẹ, và trẻ em học cách phục tùng từ chữ A tới chữ Z.

Các thiếu nữ thụ động mặc những kiểu trang phục đúng theo qui định, và những người vợ co mình lại trong nước mắt trên giường ngủ khi phải ăn nằm như một cách giữ đúng lề luật vợ chồng.

Tôi đã dõi theo các thời đại từ bờ sông Hằng tới bờ sông Euphrates; từ cửa sông Nile tới các đồng cỏ Assyria; từ các đấu trường ở Athens tới các thánh đường ở La Mã, từ các khu nhà ổ chuột ở Constantinople* tới các cung điện ở Alexandria*. Khắp nơi mọi chốn, tôi đều thấy ách nô lệ di chuyển trong đám rước lộng lẫy và huy hoàng của vô minh. Tôi đã thấy người ta hiến tế các thanh niên và thiếu nữ dưới chân ngẫu tượng và gọi nó là Thần linh; tưới rượu và nước hoa lên bàn chân của nó và gọi nó là Bà chúa; thắp hương trước ảnh tượng của nó và gọi nó là Ngôn sứ hoặc Tiên tri; quì gối bái lạy trước mặt nó và gọi nó là Pháp luật; chiến đấu tới chết cho nó và gọi nó là Lòng yêu nước; phục tùng ý nguyện của nó và gọi nó là Chiếc bóng của Thượng đế nơi trần thế; hủy diệt và san bằng nhà cửa cùng thể chế vì nó và gọi nó là Tình huynh đệ Bác ái; phấn đấu, trộm cắp và lao động cho nó và gọi nó là Của cải và Hạnh phúc; giết người vì nó và gọi nó là Bình đẳng.

Nô lệ sở hữu nhiều tên gọi khác nhau nhưng nó chỉ có một thực tại duy nhất. Nó mang rất nhiều diện mạo khác nhau nhưng nó được làm ra từ chỉ một nguyên tố. Thực tế, nó là một bệnh hoạn triền miên được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tôi đã thấy ách nô lệ mù lòa; nó cột chặt hiện tại của một dân tộc với quá khứ của cha ông, thúc giục họ qui thuận truyền thống cùng phong tục, và đặt linh hồn cổ lổ vào thân thể mới mẻ.

Tôi đã thấy ách nô lệ câm nín; nó cột chặt cuộc đời của người đàn ông vào người đàn bà hắn ghét cay ghét đắng hoặc nó đặt thể xác của người đàn bà vào giường của người đàn ông nàng oán hận sâu xa, vì thế, nó giết chết cả hai cuộc đời về mặt tinh thần.

Tôi đã thấy ách nô lệ điếc đặc; nó làm tàn tạ linh hồn cùng tâm hồn, khiến cho con người chỉ là tiếng vọng trống rỗng của một giọng nói và chiếc bóng đáng thương của một thân thể.

Tôi đã thấy ách nô lệ què quặt; nó đặt đầu cổ của con người nằm dưới sự khống chế của các bạo chúa, nó khiến những kẻ thân thể cường tráng nhưng tâm trí bạc nhược phục tùng con cái của Lòng tham để chúng sử dụng làm công cụ cho quyền lực của chúng.

Tôi đã thấy ách nô lệ xấu xa; từ bầu trời bao la nó giáng xuống mặt đất; theo linh hồn các hài nhi, nó nhập vào các ngôi nhà Khốn khổ, nơi Túng thiếu sống bên cạnh Ngu dốt, và Sỉ nhục ở bên cạnh Tuyệt vọng. Và lũ trẻ ấy lớn lên thành những người khốn khổ, sống làm kẻ tội phạm rồi chết trong sự khinh miệt và chối bỏ y như những thứ chưa hề hiện hữu.

Tôi đã thấy ách nô lệ tinh vi; nó dán cho vật này vật nọ những nhãn hiệu khác với cái tên đích thực của chúng: nó gọi quỉ quyệt là trí tuệ, trống rỗng là kiến thức, nhu nhược là dịu dàng và hèn nhát là cự tuyệt một cách dũng cảm.

Tôi đã thấy ách nô lệ vặn vẹo; nó làm cho lưỡi của người yếu đuối máy động trong sợ hãi, không nói thẳng cảm xúc của mình, và nó khiến cho người ta giả vờ trầm ngâm nghĩ ngợi về cảnh ngộ cuộc đời nhưng rồi chỉ trở thành chiếc bao bố trống rỗng tới độ ngay cả một đứa bé cũng có thể xếp nó lại hoặc treo nó lên.

Tôi đã thấy ách nô lệ khúm núm; nó khiến cho quốc gia này tuân theo lề luật và phép tắc của quốc gia kia, và lưng càng ngày càng cong vòng.

Tôi đã thấy ách nô lệ vĩnh viễn; nó tấn phong con vua lên làm vua mà không cần phải lập được công trạng nào.

Tôi đã thấy ách nô lệ đen đủi; nó dán nhãn hổ thẹn và khinh ghét vĩnh viễn lên lũ con cái vô tội của kẻ tội phạm.

Và trong khi chiêm nghiệm về nô lệ, tôi còn thấy nó sở hữu sức mạnh tồi bại để tiếp tục hiện hữu và truyền nhiễm.

Khi càng ngày càng thấm mệt vì đi theo các thời đại băng hoại, và sức lực tiêu hao vì phải nhìn ngắm những cuộc diễu hành của các đám đông dân chúng bị ném đá, tôi dạo bước một mình vào Thung lũng Bóng tối Cuộc đời, nơi quá khứ ra sức ẩn núp trong tội lỗi còn linh hồn của tương lai thì đang cuộn mình yên nghỉ quá lâu. Ở đó, bên bờ Dòng sông Máu và Nước mắt bò ngoằn ngoèo như con rắn độc và quanh co như giấc mộng của kẻ tội phạm, tôi nhìn chằm chặp hư không và nghe ra tiếng thì thầm run rẩy của hồn ma các kẻ nô lệ.

Tới nửa khuya, khi quỉ thần ra khỏi chỗ núp, tôi thấy một bóng ma hấp hối, tái nhợt, đang khuỵu xuống và đăm đăm nhìn mặt trăng. Đi tới bên nó, tôi hỏi:

“Ngươi tên gì vậy?”

Chiếc bóng tái nhợt màu xác chết ấy trả lời:

“Tôi tên Tự do.”

Nghe vậy, tôi hỏi:

“Vậy con cái của ngươi đâu?”

Mặt đẫm nước mắt, Tự do thở hổn hển và trả lời tôi với giọng yếu ớt:

Một đứa bị hành quyết, một đứa bị mất trí, còn đứa thứ ba chưa ra đời.”

Nó vừa khập khểnh bước đi vừa nói thêm nữa nhưng mắt tôi đã mờ hơi sương và tâm hồn tôi đang gào khóc nên không còn có thể nhìn thấy hoặc nghe ra nó nói điều gì./.

 

Ghi chú:

* Babylon. Thủ đô của vùng Lưỡng hà địa cổ đại, kinh đô của đế quốc Babylonia, nay là Al Hillah, thuộc tỉnh Babil, nằm cách thủ đô Baghdad của Iraq 85 cây số về phía nam.

* Ain Dour. Tên một thành phố ở Morocco.

* Constantinople. Nay là Istambul, thủ đô của Thổ nhĩ kỳ.

* Alexandria. Tên một thành phố cảng của Ai cập, nơi từng có thư viện thời cổ lớn nhất thế giới.

 

 

Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

http://home.trithucvn.net/giao-duc/769-giao-duc-o-nuoc-ta-hien-nay-di-ra-bang-con-duong-nao

Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

Triết lý giáo dục hiện đại là xây dựng một nền giáo dục không phải để nhằm tạo nên những cái máy tinh xảo được nạp một bộ nhớ kiến thức khổng lồ mà là tạo nên những con người tự do, biết và dám độc lập suy nghĩ, biết cách tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức, tự mình đi khám phá ra chân lý, lẽ phải, và từ đó làm chủ cuộc sống của mình, của đất nước… Đã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Trước đây tôi cũng nghĩ như vậy; nhưng bây giờ thì tôi thấy có hơi khác. Sau cuộc giải trình và trả lời chất vấn của ông bộ trưởng bộ Giáo dục trong kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy. Người đứng đầu ngành giáo dục không hề nhận ra được tình hình nghiêm trọng của giáo dục như ta vẫn tưởng và hy vọng. Theo tinh thần của những điều ông nói trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, thì tình hình cơ bản vẫn là tốt, về cơ bản không có vấn đề gì lớn, tất nhiên có một số điều cần thay đổi, sửa chữa, nhưng đó đều là những điều chi tiết, “báo động” là sai. Ông còn công khai thách thức những người báo động. Vậy thì, tôi nghĩ trước hết vẫn phải nói lại về tình hình, bởi nếu tình hình không có vấn đề thật sự nghiêm trọng, chẳng qua là báo động giả thôi, thì những công việc, những cuộc họp như chúng ta đang làm hôm nay sẽ là vô nghĩa.

Tuy nhiên, tôi nghĩ cũng có chỗ phải thông cảm với ông bộ trưởng của cái bộ đang thật sự rất khó khăn này. Ông không, ông khó thật sự nhận ra được tình hình (và tất nhiên trách nhiệm của Bộ ông trước tình hình đó) là vì quả thật đây không phải là chuyện riêng của bộ Giáo dục. Như nhiều người có lần đã nói, đúng là giáo dục của chúng ta hiện nay đang có vấn đề trong cả hệ thống của nó, hầu như tất cả các lĩnh vực của nó đều có vấn đề, nó hỏng có tính chất hệ thống chứ không phải cục bộ. Song dầu sao giáo dục cũng là hệ thống con trong hệ thống mẹ, hệ thống con không thể không có vấn đề khi cả hệ thống mẹ có vấn đề. Đây là chuyện rất lớn. Tôi muốn đề cập đến điều này ở đây là với suy nghĩ như sau: không phải tôi muốn ở đây phải nêu ra những vấn đề cơ bản của hệ thống mẹ, mong có thể bàn một cách cơ bản ở đây về những gì đang là vấn đề ở hệ thống ấy. Tôi biết nói và làm việc đó ở đây, bây giờ, là ảo tưởng. Tôi cũng biết, như nhiều người đã nói, tuy giáo dục là hệ thống con trong một hệ thống mẹ bao trùm đang có vấn đề, nhưng không phải khi hệ thống mẹ chưa có chuyển biến thì hệ thống con cứ phải bó tay ngồi đó mà chờ, không thể làm gì được trong hệ thống của mình; vả lại những thay đổi tích cực trong hệ thống con theo một cách nào đó và ở một mức độ nào đó vẫn có thể có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống mẹ. Tác động ngược trở lại của hệ thống con, làm chuyển động hệ thống mẹ, thậm chí cả trên những vấn đề cơ bản, cũng là một quy luật của phát triển.

Song muốn như vậy, thì phải tìm ra cho được chỗ chi phối cơ bản nhất mà hệ thống con – tức nền giáo dục của chúng ta hiện nay – phải chịu từ hệ thống mẹ, sự chi phối đó khiến cho toàn bộ nền giáo dục của chúng ta chệch hướng nghiêm trọng, dẫn đến sự xuống cấp, rối ren (nếu không muốn nói là rối loạn) trong hầu như tất cả các lĩnh vực của nó. Sở dĩ phải làm việc này là vì nếu không thì tất cả chạy chữa của chúng ta sẽ không thể có một định hướng rõ rệt và nhất quán, không thể triệt để, sẽ chỉ là chữa cháy, chắp vá, như ta vẫn làm lâu nay, và thường càng chữa thì càng rối, kéo dài mãi một tình trạng xem chừng ngày càng bế tắc. Hoặc cũng có thể nói cách khác, đã đến lúc phải cố tìm, nhận cho ra, và thẳng thắn dũng cảm nói ra nguồn gốc, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến khủng hoảng toàn diện trong giáo dục của chúng ta như hiện nay. Nhận ra đúng nguyên nhân cơ bản thì không phải có thể thay đổi ngay được nguyên nhân đó để làm biến chuyển tình hình, nhưng là để mọi sửa chữa dù chi tiết nhất của chúng ta đều là nhằm hướng đến chỗ dồn sức làm chuyển động nguyên nhân đó, dần dần đi đến chỗ thay đổi cơ bản được nó. Tức là, nói cách khác, có một định hướng chung nhất quán cho mọi sửa chữa, thay đổi.

Tôi xin mạnh dạn nói rằng, theo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sức nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa. Thật vậy, đang có vấn đề, có vấn đề lớn ở ngay câu hỏi cơ bản: bằng nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, cho một xã hội tự do và sáng tạo, hay đào tạo nên những con người biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo, cho một xã hội trong đó mọi sự đều được chỉ huy tập trung răm rắp, một xã hội trong đó có ai đấy, một lực lượng hay một tổ chức, một người hay một số người nào đấy suy nghĩ sẵn mọi điều cho mọi người và mọi người cứ thế học thuộc lòng và làm theo. Đây là xuất phát của tất cả. Thậm chí, theo một cách nào đó, đây là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của dân tộc và đất nước. Tôi cho rằng sai lầm đầu tiên và cơ bản của bộ Giáo dục là đã tự coi thường vai trò, chức năng của mình đối với sự phát triển của xã hội và đất nước, tự hạ thấp vai trò đó, coi nhiệm vụ của mình chỉ là cung cấp cho xã hội những con người gọi là “có học”, tức là có biết và thuộc những điều đã được coi là chân lý chính thống để mà cứ thế tuân theo cho đúng, chứ trọng trách lớn lao và khó khăn của nó không phải là tạo nên những con người tự do, nền tảng quan trọng nhất của một đất nước tự do. Nhiệm vụ quan trọng nhất của cái Bộ quan trọng này, theo chỗ tôi hiểu, không chỉ là những công việc tổ chức cụ thể này nọ, trăm nghìn công việc rối rắm mà họ vẫn làm lâu nay, và hình như càng làm thì càng rối, mà trước hết là xác định được cho đất nước một triết lý giáo dục đúng đắn, tân tiến, từ đó mới tổ chức nền giáo dục của đất nước theo triết lý đó. Có như vậy thì nó mới là một cơ quan đầu não chiến lược về giáo dục, chỉ không phải chỉ là một cơ quan thừa hành tầm thường. Trong một bài viết gần đây, giáo sư Hoàng Tuỵ có nói: “Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại? Tôi nghĩ rằng một nền giáo dục hiện đại trước hết là ở trong tính hiện đại của triết lý giáo dục mà nó đeo đuổi. Và triết lý giáo dục hiện đại là xây dựng một nền giáo dục không phải để nhằm tạo nên những cái máy tinh xảo được nạp một bộ nhớ kiến thức khổng lồ (như hiện nay ta đang ra sức làm, ngay từ bậc phổ thông, và do đó làm mụ mị đi bao nhiêu đầu óc đáng thương của lớp trẻ chúng ta, khiến họ càng học càng đần đi, một sự lãng phí sức lực cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ của thế hệ tương lai quý nhất của dân tộc, sự lãng phí thậm chí có thể coi như một tội ác), mà là tạo nên những con người tự do, biết và dám độc lập suy nghĩ, biết cách tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức, tự mình đi khám phá ra chân lý, lẽ phải, và từ đó làm chủ cuộc sống của mình, của đất nước… Về phương diện này, hình như hiện nay giáo dục của chúng ta không giống bất cứ nước nào trên thế giới – tất nhiên ta nói đến những đất nước văn minh và tân tiến. Không giống chút nào cả, hoàn toàn ngược lại là khác, vậy thì chỉ có hai cách giải thích: hoặc là ta vô cùng tân tiến, còn họ thì lạc hậu bê bối cả, hoặc ngược lại.

Hôm nay, tôi xin mạnh dạn nêu vấn đề này lên ở đây, mong được quan tâm và trao đổi, bởi vì theo tôi đây là vấn đề cốt tử nhất của giáo dục chúng ta, nếu không làm rõ và giải quyết được như một định hướng cơ bản, từ đó chỉ đạo tất cả – tất nhiên không thể giải quyết ngay, một sớm một chiều -, thì mọi “cải cách” của chúng ta sẽ chẳng thật sự đi đến đâu cả, mười năm hay mấy mươi năm nữa vẫn sẽ y nguyên tình trạng này và những lời kêu ca này thôi, nếu không nặng nề, tệ hại hơn. Cải cách giáo dục trước hết cần phải được đặt trên cơ sở một triết lý giáo dục đúng đắn. Nếu không thì càng cải cách sẽ càng sai, càng bê bối, như ta đã thấy lâu nay.

Ở trên tôi có nói rằng cần thông cảm với ông bộ trưởng bộ Giáo dục, vấn đề này ở trên, cao hơn bộ của ông. Nếu cái bộ đó có lỗi thì trước hết là ở chỗ là cơ quan tham mưu cao nhất của Đảng và Nhà nước về giáo dục, nó đã không hiểu được ra và với tinh thần trách nhiệm mà nó cần phải có, đề xuất, bảo vệ được triết lý nền tảng này của giáo dục, do vậy đẩy giáo dục vào con đường sai lầm, chệch hướng cơ bản, tạo nên chính cái tình trạng giáo dục mà một trăm năm trước các nhà duy tân gọi là một nền “hư học”, công kích kịch liệt, thậm chí có người như Phan Châu Trinh còn coi đó là nguyên nhân khiến chúng ta mất nước, dân tộc bị đẩy vào vòng nô lệ khốc liệt (theo Hoàng Xuân Hãn).

Triết lý giáo dục chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục, từ nội dung giáo dục, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục, ảnh hưởng quyết định đến tất cả các cấp của nền giáo dục, từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, trên đại học. Kiểu triết lý giáo dục nào thì đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức giáo dục đó. Chẳng hạn, hiện nay chúng ta có biết rằng sách giáo khoa của chúng ta là quá nặng nề, bỏ bớt cái gì đi cũng thấy khó, thêm vào bao nhiêu cũng thấy chưa đủ, không? Có chứ. Ai cũng thấy, và tôi tin là Bộ cũng thấy. Nhưng vì sao mãi vẫn không sửa được, càng sửa thì càng nặng thêm? Chỉ là vì chương trình và sách giáo khoa ấy được soạn theo cái triết lý cho rằng xã hội cần có những quy chuẩn cứng mà mọi thành viên phải thuộc nằm lòng và cứ suốt đời nhất nhất răm rắp tuân theo, thế giới gồm những chân lý bất biến đã được định sẵn mà mọi người chỉ có việc theo đấy mà sống và làm việc. Vậy nên phải dạy cho kỳ hết những quy chuẩn, những chân lý muôn đời đó cho mọi người, có vậy thì xã hội mới thống nhất và ổn định, thế giới mới yên bình. Với một triết lý giáo dục như vậy, thì số lượng sách giáo khoa mà các cháu ngay từ cấp tiểu học hàng ngày phải vác nặng trĩu còng lưng, số lượng kiến thức ta đang ra sức nhét vào đầu học sinh, sinh viên của chúng ta ở tất cả các cấp đang nặng như thế này, chứ nặng gấp mười, thậm chí trăm lần nữa cũng không đủ, không bao giờ đủ.

Trong khi đó có một cách dạy và học khác hẳn, cơ sở trên một triết lý giáo dục ngược hẳn lại: trang bị cho con người không phải chủ yếu là kiến thức (vì kiến thức thì vô tận, càng ngày càng vô tận, lại luôn biến đổi và phát triển, và trên đời này không ai có thể độc quyền chân lý cả), mà là trang bị cho họ phương pháp để họ tự biết và dám tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức, tự mình đi tìm lấy những gì mình tin là chân lý, và sống và làm việc theo những chân lý đó. Những con người như vậy là những con người tự do, có năng lực tư duy độc lập, giàu khả năng và ý chí sáng tạo, nền tảng của một xã hội tự do và phát triển.

Ở trên tôi có nói “biết và dám tự mình” đi tìm lấy kiến thức, khám phá lấy chân lý. Xin nhấn mạnh lại chữ “dám”, theo tôi đấy là một từ rất quan trọng. Người dám tự mình đi tìm chiếm lĩnh lấy kiến thức, chân lý là người không tin một cách tiên nghiệm, như một niềm tin tôn giáo, rằng có những chân lý tuyệt đối, bất biến được rao giảng như những tín điều đặc kín trong các sách giáo khoa dày cộp. Con người đó dám tự mình đi khám phá thế giới, với những phương pháp mà nhà trường đã trang bị, gợi ý cho họ. Đó là những con người tự do sâu sắc từ bên trong. Tôi nghĩ đó chính là điều chúng ta tha thiết mong ở lớp trẻ của chúng ta, có được một lớp trẻ như vậy, một lớp trẻ thật sự lành mạnh về tinh thần và trí tuệ, có bản lĩnh vững chắc, đầy tự tin, thật sự độc lập và tự do trong chính mình như vậy, thì có thể hoàn toàn tin chắc ở tương lai tươi sáng của dân tộc.

Một triết lý giáo dục nhằm tạo ra con người tự do, thì cũng tất yếu đòi hỏi một phương pháp giáo dục khác hẳn phương pháp chúng ta đang thực hiện hiện nay ở các nhà trường, buồn thay ngay cả ở cấp đại học và trên đại học. Phương pháp giáo dục này đòi hỏi trước tiên một sự tôn trọng tối đa đối với người học, coi người học không phải là những cái bình vô cảm bị động để cho mình cứ thế rót kiến thức vào, mà là những chủ thể sáng tạo, từng chủ thể sáng tạo, có tiềm năng sáng tạo vô tận, cần được khơi gợi để cho tiềm năng ấy được mở ra và hoạt động, thậm chí khi được khai mở ra rồi thì nó có thể hoạt động rộng, lớn, phong phú, sáng tạo hơn cả điều ta dự kiến, vượt cả thầy, vượt cả sách.

Một cách dạy và học như vậy nhẹ nhàng, và theo tôi điều còn quan trọng hơn, là rất vui. Học như vậy là một hạnh phúc lớn. Đối với người thầy, rất vui vì trước mặt anh ta (hay chị ta) mỗi học sinh là một thế giới đầy tiềm năng bí ẩn mà anh ta hay chị ta phải tìm cho được cách dò tìm, khám phá, khai mở ra, không người nào giống người nào, không thế giới nào giống thế giới nào, cuộc khai mở nào cũng đầy mạo hiểm, phập phồng, cái mạo hiểm, phập phồng của sáng tạo. Đối với người học, rất vui, vì suốt quá trình học là cả một cuộc đi tìm, một cuộc khám phá bất tận, một cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ thú vị, do tự mình làm chủ, những chân lý do chính tự mình khám phá ra – cùng với và được sự hộ trợ của người bạn lớn là người thầy.

Chúng ta đều biết trong thế giới ngày nay, sống cũng có nghĩa là học thường xuyên, học suốt đời, không còn học nữa thì theo một ý nghĩa nào đó cũng là đã chết, về mặt trí tuệ, tinh thần. Không thể đến trường suốt đời. Nhưng nhà trường cho ta cái quý nhất để ta có thể học suốt đời, đó là ý chí và khả năng tự học, niềm say mê và khả năng tự khám phá thế giới. Tôi có nghe anh Hoàng Ngọc Hiến định nghĩa thế nào là trình độ đại học? Theo anh trình độ đại học chính là khả năng tự học. Tôi cho nói như thế là rất đúng. Thậm chí còn có thể nói hơn nữa: không chỉ ở đại học, ngay cả ở các cấp phổ thông cơ bản cũng là vậy. Người có học là người biết tự học. Ở rất nhiều nước hiện nay, người ta đã thực hiện một cách phổ biến điều này, coi đó là nguyên lý cơ bản nhất của giáo dục, của việc xây dựng con người nói chung, ở tất cả các cấp học, từ cấp thấp nhất. Người ta coi làm trái, làm ngược lại thì thực chất sẽ là một thứ nô lệ hóa, là nhồi sọ, ngu dân, dù là vô tình…

Đáng tiếc thay, phải nói thẳng rằng nền giáo dục của chúng ta hiện nay đang đi theo chính con đường nguy hiểm này.

Nhân đây tôi nghĩ cũng nên thẳng thắn nói đến một chuyện này: gần đây nhất, ngày 23-2-2004, bộ Giáo dục vừa ra quyết định sinh viên hệ chính quy các trường Cao Đẳng- Đại học toàn quốc bắt buộc phải thi tốt nghiệp ba môn thuộc các phần: Khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Kiến thức cơ sở của ngành và Kiến thức chuyên môn. Như chúng ta đều biết, những môn học thuộc phần gọi là chính trị, gồm Triết học Mác-Lênin, Chính trị kinh tế học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay chiếm 1/5 thời gian học ỏ các cấp. Xin nói ngay rằng tôi nghĩ học triết học Mác-Lênin là cần thiết, các môn học vừa kể trên cũng có thể là cần thiết. Nhưng tại sao, ít nhất là ở cấp đại học, lại không dạy và học triết học nói chung, lịch sử triết học, cả phương Đông lẫn phương Tây, trong đó có triết học Mác-Lênin. Triết học Mác-Lênin có thể là đỉnh cao của triết học, nhưng chắc chắn không là triết học duy nhất của nhân loại, cũng không phải là triết học cuối cùng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Không biết một cách cơ bản lịch sử triết học của nhân loại thì ngay để hiểu chính triết học Mác-Lênin cũng sẽ là què quặt, cạn cợt. Vả chăng cũng cần phải nói thật rằng cách dạy chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường của chúng ta hiện nay đúng ra không thực sự là dạy triết học, mà chỉ là dạy chính trị một cách khá thô thiển. Không dạy triết học một cách có hệ thống trong các nhà trường của chúng ta, theo tôi, là một trong những thiếu sót lớn nhất của nội dung và chương trình giáo dục của chúng ta từ nhiều chục năm nay. Chúng ta đã đào tạo ra mấy thế hệ liên tiếp hoàn toàn mù triết học. Lịch sử triết học là lịch sử phát triển tư duy của nhân loại, học triết học không phải là để nhồi nhét một mớ kiến thức triết học rắc rối và mênh mông vào đầu học sinh, mà là để học cách tư duy mà nhân loại đã ra công tìm kiếm, khám phá, phát triển qua hàng nhiều nghìn năm, để có thể trở thành nhân loại trưởng thành như hôm nay. Và như vậy, việc này liên quan trực tiếp đến cái ta gọi là triết lý của nền giáo dục trên kia: học để biết cách độc lập suy nghĩ.

Học như chúng ta đang dạy và học chính trị hiện nay trong các nhà trường, theo tôi, vừa rất tốn thì giờ, rất hình thức, không có ích gì, thậm chí còn có thể phản tác dụng.

Học Lịch sử Đảng cũng là cần, lịch sử Đảng ta quả rất vĩ đại, nhưng cần đặt nó trong toàn bộ lịch sử vinh quang (và biết bao nhọc nhằn, hy sinh) của dân tộc mấy nghìn năm của chúng ta. Thời đại hiện nay của chúng ta là một thời đại thật vinh quang, nhưng tôi không đồng tình với cách nghĩ và nói rằng thời ta là vinh quang nhất, so với toàn bộ lịch sử nghìn năm của cha ông. Tại sao không đặt lịch sử Đảng như một phần trong môn lịch sử dân tộc nói chung? Hay là chúng ta định cô lập lịch sử Đảng ra khỏi lịch sử dân tộc, đặt nó trên lịch sử dân tộc?

Theo chỗ tôi được biết, ở hầu hết các nước, hai môn học bắt buộc trong nhà trường là môn Lịch sử dân tộc và môn Tổ chức nhà nước, bộ máy hành chính công (để biết cách làm một công dân bình thường trong một xã hội dân sự). Tôi nghĩ có lẽ đó là cách học hợp lý nhất. Những cái khác, ai muốn học thêm (như những chứng chỉ bổ sung) thì học. Cách làm như quyết định mới đây của bộ Giáo dục về các môn thi tốt nghiệp bắt buộc ở cao đăng và đại học, thay vì một môn khác chẳng hạn Lịch sử Việt Nam, là theo đúng cái triết lý giáo dục muốn mọi người học thuộc lòng các chân lý tuyệt đối để rồi suốt đời cứ thế mà làm theo như đã nói ở trên. Tôi e rằng tác dụng sẽ ngược lại, người ta sẽ học hình thức, thi hình thức, cho xong, trong khi những người chủ trương yên trí như vậy là họ đã giải quyết được một cách hoàn hảo sự thống nhất tư tưởng tuyệt đối trong toàn xã hội. Chúng ta lại đánh lừa nhau một lần nữa mất thôi!…

Trên đây tôi đã xin thử kể qua đôi lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của cái triết lý giáo dục mà một nền giáo dục xác định để làm nền tảng của mình. Triết lý nào thì giáo dục theo kiểu đó. Tôi xin phép nói lại lần nữa: tôi không mong trong lần này có thể giải quyết được vấn đề có lẽ là quá lớn này ở đây. Nhưng chắc chắn nếu chúng ta thật sự muốn cứu chữa nền giáo dục đang bị bệnh nặng của chúng ta thì không thể không nghĩ tới việc tiến đến thay đổi cơ bản triết lý giáo dục đó. Con đường đi đến đó như thế nào, theo lộ trình nào, quả thật là vấn đề rất khó. Nhưng phải xác định cho được cái đích đến, đó là điều quan trọng nhất, từ đó mới có thể tính đến những giải pháp cụ thể, tính đến lộ trình.

Nền giáo dục của chúng ta hiện nay quả như một con bệnh nặng và trầm kha, chạy chữa như thế nào đây, như ta biết lâu nay đã nhiều thầy thuốc đưa ra những đơn thuốc khác nhau. Về đại thể có thể có hai hướng đề xuất giải quyết: một hướng chủ trương trên cơ sở xác định mục tiêu chiến lược lâu dài, về biện pháp nên làm từ từ, chuẩn bị thật kỷ và tích cực một thời gian (có thể đến mươi năm) để cuối cùng đi đến một chuyển đổi cơ bản toàn bộ hệ thống. Một hướng thứ hai muốn dùng một biện pháp mạnh, để có thể từ đột phá nhất điểm, làm lay chuyển toàn bộ hệ thống, có thể gây ra rối loạn tạm thời, nhưng rồi sẽ điều chỉnh dần, nếu không thì sẽ lần lữa chùng chình kéo dài mãi, không bao giờ chuyển động được. Nên chọn thế nào giữa hai hướng đó?

Gần đây giáo sư Hoàng Tuỵ có nói đến ba “khối u dị dạng” của giáo dục cần phải cắt bỏ. Tôi đồng ý về chuyện ba khối u đó (thật ra còn nhiều khối u khác, có thể cũng chẳng kém nguy hiểm). Do giáo dục hiện nay là một con bệnh nặng không chỉ có tính chất mãn tính mà còn cấp tính, nên theo tôi không thể chữa bằng thuốc nam, mà chắc phải dùng đến tây y, đến phẫu thuật. Tức một biện pháp mạnh. Trong các khối u của nó, cần chọn đúng một khối u, kiên quyết cắt bỏ đi, đương nhiên riêng khối u đó không giải quyết hết được vấn đề, nhưng cắt nó đi thì sẽ làm chuyển động tất cả các bộ phận khác của cơ thể, buộc các bộ phận khác phải chuyển động theo. Vậy nên chọn khối u nào đây? Theo tôi khối u biểu hiện tập trung nhất, rõ nhất, mưng mủ nhất, hằng năm lại làm rối mù, nhức nhối cả toàn xã hội chính là khối u thi cử, đặc biệt là thi đại học. Khối u này cũng chi phối tất cả các khối u khác.

Tôi muốn đề nghị: về cơ bản bỏ thi, bỏ tất cả các kỳ thi ở các cấp, đặc biệt bỏ thi vào đại học. Mạnh dạn thực hiện một biện pháp cách mạng, cắt bỏ dứt khoát khối u ấy đi, lấy đó làm biện pháp đột phá.

Thi là để đánh giá. Nhưng không nhất thiết chỉ có một cách đánh giá là thi. Thật ra đánh giá bằng thi là cách đánh giá dở nhất, kém hiệu quả nhất, nhiều may rủi nhất (không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta từ xưa đã nói: học tài thi phận), tốn kém nhất, dễ sinh nhiều tiêu cực nhất (như ta đang thấy tràn lan vô cùng nặng nề bao nhiêu năm nay trong xã hội ta). Ở hầu hết các nước, người ta đã bỏ thi từ lâu; gần đây nhất Thái Lan đã tuyên bố bỏ thi đại học.

Không có thi thì người ta thay thế bằng một hệ thống đánh giá trong suốt quá trình học. Ở Mỹ chẳng hạn, hệ thống đánh giá trong quá trình học ở cấp ba (gồm bốn năm, từ lớp chín đến lớp mười hai) để công nhận tốt nghiệp phổ thông dựa theo các tiêu chí sau đây:

· điểm trung bình trong bốn năm học phổ thông;

· các hoạt động ngoại khóa (như thể thao, âm nhạc v.v.), ý thức biểu hiện qua các hoạt động này, vì người ta quan niệm những người tỏ ra có những khả năng trong các lĩnh vực này tất phải trải qua khổ luyện, từ đó mà có thể đánh giá con người anh ta;

· các hoạt động xã hội (public service), ý thức cộng đồng. Ví dụ: học sinh trung học đi dạy các lớp nhỏ hơn; đi bán hàng, đi làm việc trong các thư viện; đi phục vụ những người nghèo, vô gia cư, đặc biệt trong các ngày lễ v.v…

· những học bổng mà người học sinh nhận được trong quá trình học phổ thông (do các tổ chức khác nhau trao), chứng tỏ quá trình phấn đấu của người học sinh đó;

· việc người học sinh tham gia các hội nghị, hội thảo, chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình.

Ngoài ra có một kỳ thi rất nhẹ nhàng, chỉ kiểm tra hai môn Tiếng Anh và Toán, gọi là SAT (scholastic aptitude test), thường là thi trắc nghiệm.

Qua chủ trương không thi nặng nề như ta mà thực hiện đánh giá qua suốt quá trình học đó, có thể thấy bộc lộ rõ những điều sau đây:

· Cách đánh giá kiểu này thực chất, chính xác, dân chủ, nhẹ nhàng và hiệu quả toàn diện hơn nhiều, loại bỏ được tất cả những may rũi và tiêu cực mà một kỳ thi căng thẳng như đang thực hiện ở ta có thể tạo ra (tâm lý có thể bất thường của người học sinh do những điều kiện nào đó đặc biệt trong ngày thi v.v…).

· Cách đánh giá này, quan trọng hơn nữa, biểu hiện sâu sắc một triết lý giáo dục phải công nhận là thật sự tân tiến: triết lý giáo dục rõ ràng nhằm đào tạo cho xã hội người thành viên trưởng thành toàn diện, có năng lực toàn diện, có đạo đức xã hội toàn diện, rất tự do, đồng thời cũng đầy trách nhiệm xã hội.

· Đồng thời cách đánh giá này cũng đòi hỏi một quan niệm dạy học hoàn toàn mới mẻ, tân tiến. Nó đòi hỏi một quan niệm khác hẳn về người thầy giáo. Đấy phải là một người thầy giáo có năng lực toàn diện, có lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm rất cao trước học sinh là những chủ nhân tương lai của xã hội mà xã hội giao cho mình nhiệm vụ đào tạo thành những thành viên xứng đáng. Tôi có được nghe những người có kinh nghiệm về giáo dục ở các nước ấy nói rằng ở đó nghề thầy giáo là một nghề hết sức khó khăn và nặng nhọc. Khó khăn, nặng nhọc và thật vinh quang là vì vậy.

Do quan niệm và cách làm đó, đi đôi với hệ thống đánh giá học sinh như vừa trình bày vắn tắt, cần có một hệ thống đánh giá giáo viên, mà vì thời gian tôi xin phép không trình bày tỉ mỉ ở đây. Chỉ xin nói một điểm: trong hệ thống đánh giá giáo viên, quan trọng nhất là đánh giá của học sinh, theo một mẫu đánh giá đại thể gồm những điểm chính sau đây:

· Đánh giá chung: khóa học có đáp ứng được yêu cầu của người học hay không?

· Giáo viên giảng có rõ ràng, tài liệu có vừa sức, ít hay nhiều? Giáo viên hướng dẫn có cố vấn tốt cho học sinh trong lĩnh vực mình trình bày hay không? Phương pháp trình bày, sử dụng trang thiết bị… như thế nào?

· Chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có thích hợp không?

· Theo anh/chị khóa học này có đáng để học không? Vì sao? Nếu đáng để học thì người định học cần chuẩn bị những gì?…

Chắc không cần bình luận gì thêm nhiều về một cách dạy và học như thế, tất nhiên là do căn cứ trên một triết lý giáo dục có vẻ khá xa lạ với cái ta đang làm. Chỉ xin nói rằng nếu ta kiên quyết bỏ thi như đã làm lâu nay, thay bằng hệ thống đánh giá có thể tham khảo chẳng hạn theo như cách vừa trình bày trên, thì tất yếu sẽ dẫn đến một chuyển động lớn của một khâu khác cực kỳ quan trọng của giáo dục: khâu người thầy. Phải quan niệm lại, hay phải khôi phục lại (bởi vì rất có thể trước đây ta đã từng có những người thầy như vậy mà bây giờ ta đã để mai một mất) quan niệm về người thầy. Phải làm chuyển động toàn bộ hệ thống giáo viên của chúng ta. Ta có được những giáo viên có thể dạy theo cách này không? Tôi tin là có. Sở dĩ lâu nay họ đã không làm như vậy là vì họ ở trong một hệ thống giáo dục được chỉ đạo bằng một triết lý giáo dục hoàn toàn ngược lại, bị chi phối sâu sắc bởi triết lý giáo dục đó. Tức vấn đề là ở trong cái đầu, trong cách nghĩ, cách quan niệm, chứ không phải ở tài năng, khả năng. Tôi thấy giáo viên ở các nước như vừa nói về kiến thức, khả năng không hơn gì giáo viên ở ta. Họ chỉ khác ta, hơn ta ở quan niệm giáo dục.

Tôi cũng tin rằng chúng ta còn có, còn có rất nhiều những người giáo viên đầy tâm huyết, họ chiếm tuyệt đai da số trong hàng ngũ giáo viên của chúng ta. Chính triết lý giáo dục sai trái của chúng ta đã làm hao mòn tài năng, trí tuệ, và phải nói thật cả tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thiêng liêng của họ. Cái triết lý cũ kỹ lạc hậu đó trong nhiều chục năm đã khiến họ quen với một lối dạy cũ kỹ, nhồi sọ, mà có thể chính họ cũng không phải không hoàn toàn nhận ra nhưng phải theo vì đó là “đường lối giáo dục” chính thống rồi mà lại! Tôi tin rằng có thể khôi phục lại ở họ lòng tự trọng nghề nghiệp cao quý vẫn tiềm ẩn trong họ, phát huy khả năng tiềm ẩn trong họ, nếu ta công khai chủ trương một triết lý giáo giáo dục khác hẳn, mà họ sẽ là những sứ giả vinh quang. Có thể phát động lại ở họ cái đạo lý làm người thầy xứng đáng, và về cơ bản họ sẽ có thể đảm nhiệm là người thầy kiểu mới trong một nền giáo dục kiểu mới đó. Tất nhiên cần có một thứ tập huấn trở lại như thế nào đó, nhưng sẽ không quá khó và quá lâu, không phải đào tạo lại từ đầu. Theo chỗ tôi được biết, ở rất nhiều nước hiện nay người ta không còn có trường sư phạm, không có ngành học sư phạm. Trường Ecole Normale Supérieure nổi tiếng ở Paris hiện nay vẫn mang nguyên tên ấy vì cái truyền thống vẻ vang mấy trăm năm của nó, nhưng hoàn toàn không còn là trường sư phạm. Ở các nước ngày nay người ta chủ trương người giỏi thì đi dạy học, nếu cần thiết thì chỉ học thêm đôi ba tháng gì đó về phương pháp giáo dục trước khi đến trường.

Thầy Hoàng Tụy có nói về vấn đề lương của giáo viên, và có ý nói rằng tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan đến tệ hai, thê thảm như hiện nay là do giáo viên lương quá thấp, không đủ sống một cách bình thường, phải đi dạy thêm, tìm mọi cách buộc học trò phải học thêm, để dần dần trở thành một tệ nạn xã hội khủng khiếp tưởng chừng vô phương cứu chữa. Tôi đồng ý rằng phải tạo cho người giáo viên một đời sống vật chất đầy đủ, tương xứng với chức năng xã hội vinh quang mà họ đảm nhiệm, với công sức thể lực và trí lực, tâm hồn họ phải bỏ ra để đào tạo thế hệ tương lai đáng tin cậy cho đất nước. Nhưng tôi không cho rằng tình trạng dạy thêm học thêm vô cùng kỳ quặc như hiện nay chủ yếu là do giáo viên quá nghèo. Có người đã nói – mà đó là người đứng đắn trong nghề, có thể tin cậy được – rằng học thêm quả thực hiện nay là nhu cầu có thực của người học, của học sinh và cha mẹ học sinh. Họ phải nhất thiết cho con đi học thêm, học sinh nhất thiết phải học thêm – tạo nên một nhu cầu xã hội có thực, và có cầu thì tất có cung – trước hết và cơ bản là vì chính cái triết lý giáo dục mà ta đã nói đến trên kia, cái triết lý giáo dục chủ trương tạo ra những con người biết thuộc lòng cho thật nhiều thứ, để làm tủ, để đi thi, vô số kỳ thi suốt cuộc đời đi học xiết bao nhọc nhằn và đau khổ của một người học sinh, ở cái tuổi mà đáng ra người ta đáng được hưởng niềm vui và hạnh phúc nhất.

Vậy muốn triệt bỏ tệ nạn dạy thêm học thêm thì giải pháp chính không phải là tăng lương giáo viên (xin nhắc lại lần nữa tôi luôn cho rằng tăng lương giáo viên xứng đáng với công sức của họ là rất cần thiết, thậm chí cấp bách), mà là thay đổi cho được triết lý giáo dục.

Và giải pháp đầu tiên có tính chất đột phá mạnh để bước đầu thể hiện sự biến chuyển về quan niệm triết lý giáo dục này, tôi xin đề nghị là kiên quyết bỏ thi, thay bằng hệ thống đánh giá như đã nói ở trên. Bỏ thi thì học thêm dạy thêm sẽ tự nó mất nhu cầu, và cũng sẽ mất cung.

Cách giải quyết như trên cũng sẽ đưa đến chỗ giải quyết khối u thư ba mà thầy Tụy đã nói đến: sách giáo khoa. Sách giáo khoa sẽ không phải là nơi nhồi nhét kiến thức, mà là người dẫn đường tin cậy và vui vẻ cho con người lên đường đi khám phá thế giới rất đáng tò mò này. Tôi có mang về từ Mỹ một số sách giáo khoa môn toán ở trường phổ thông. So với sách toán ở ta, phần kiến thức ít hơn rất nhiều, nhưng phần thực hành lại rất phong phú. Và do vậy vừa rất bổ ích thiết thực, vừa rất vui, hấp dẫn…

Tất nhiên còn một vấn đề lớn: thi đại học. Ở hầu hết các nước, người ta đã bỏ rồi, nhiều nước bỏ rất lâu rồi. Cách giải quyết của người ta khá đơn giản: đủ tiêu chuẩn đến một mức nào đó theo hệ thống đánh giá để xác nhận tốt nghiệp phổ thông, thì có thể tự do ghi tên vào đại học. Người ta đủ điều kiện tối thiểu để đi học, tha thiết có nguyện vọng đi học, tại sao lại tìm đủ cách mấy chung, mấy nguyên vọng, mấy gì gì nữa v.v… để chặn hết mọi ngõ. Ở một nước như nước Mỹ chẳng hạn, có trên ba ngàn trường đại học. Trong số đó, đa phần là những trường đại học bình thường, chỉ có khoảng chục trường đại học chất lượng thật cao, những đỉnh cao của nền đại học Mỹ và thế giới. Muốn lọt vào danh sách được dự tuyển vào các trường đó thì điểm đánh giá ở tốt nghiệp phổ thông phải đạt cao hơn các trường khác. Sau đó phải trải qua một kỳ thi do trường đó tự tổ chức, thường chủ yếu là bằng cách phỏng vấn, theo chỗ tôi được biết thường là một kiểu phỏng vấn hết sức nhẹ nhàng, dân chủ, nhưng rất thông minh, tinh tế, để có thể chọn ra những mầm mống tài năng tương lai.

Tóm lại, theo tôi, cần thực hiện một biện pháp mạnh, cách mạng, để lay chuyển toàn bộ hệ thống, buộc nó phải chuyển động theo. Tôi hình dung có thể thực hiện biện pháp đó theo một lộ trình đại thể như sau: bỏ thi dần ở từng cấp, cấp một (hiện nay ta đã bắt đầu làm, một cách hết sức rụt rè, vì không phải trên một quan niệm chung sâu sắc và nhất quán, mà chỉ như một biện pháp đối phó, chữa cháy), rồi dần đến cấp hai, sau đó cấp ba (tú tài), cuối cùng là bỏ thi đại học. Lộ trình này có thể thực hiện trong khoảng từ năm đến bảy năm.

Tất nhiên sẽ có câu hỏi: cứ ghi tên vào học đại học, vậy ở ta làm sao đủ trường? Tôi xin hỏi lại: tại sao không để cho người ta tự do phát triển các trường đại học? Tại sao nhà nước cứ khư khư giữ lấy hết và ra sức kiểm soát để bao giờ cũng thấy mình không đủ sức. Có hàng trăm trường đại học bình thường, tầm thường nữa cũng chẳng sao cả, nền giáo dục nào cũng vậy thôi. Điều quan trọng là mọi người muốn đi học đều được học, không bị ngăn chặn vô lý, và trong số đó có một số không nhiều trường đại học chất lượng thật cao, nơi sẽ đào tạo những nhân tài đỉnh cao cho đất nước.

Tất nhiên về chuyện đại học còn rất nhiều điều phải nói, phải bàn. Đã quá dài, tôi xin nói một lần sau, nếu còn được phép.

Nguyên Ngọc

Tính nông nổi của người VIệt

http://www.danchimviet.info/archives/3509

 

Tính nông nổi của người VIệt

Tính nông nổi do bởi không suy nghĩ chín chắn, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động hay tin vào một điều gì .

Thời Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939 – 1945)  khi Nhật tràn vào Việt Nam, vì ghét Pháp nhiều người Việt thời ấy vui mừng và hy vọng bọn  thực dân phương Tây này sẽ bị đuổi đi và Nhật với chủ nghĩa Đại Đông Á  sẽ giúp chúng ta lấy lại độc lập và giúp chúng ta xây dựng thành một quốc gia phú cường như họ. Ý nghĩ nông cạn ấy không phải chỉ có ở người dân thường mà có cả ở những bậc trí thức.

Xin quí bạn đọc câu trích dẫn dưới đây của học giả Nguyễn Hiến Lê: ” . . . mà chúng tôi cũng không hề tính xa: hết chiến tranh nếu Nhật Bản, Đức mà thắng thì họ có cho dân tộc mình được chút nào không, hay chính sách của họ còn khốc liệt hơn Anh, Pháp  nữa, chúng tôi chỉ biết mỗi một điều là họ thù địch với Pháp, nên mong nhờ Nhật gỡ cho cái ách của Pháp đã, rồi ra sao thì hãy hay.” ( Hồi ký Nguyễn Hiến Lê , trang 228).

Thực tế cáo đi thì cọp tới, năm 1945  Nhật gây ra cho hơn 1.000.000 người Việt chết đói , gọi là nạn đói năm Ất Dậu do Nhật thu gom thóc và bắt người Việt đào bỏ khoai, ngô (bắp), lúa đang trồng để trồng đay nộp cho kỹ nghệ bao tải của họ.

Có lẽ cùng một ý nghĩ như thế, trước đó nhà cách mạng Phan bội Châu, lãnh tụ phong trào Đông Du, đã đem hàng trăm thanh niên sang Nhật học hỏi và muốn nhờ người Nhật giúp để đánh đưổi Pháp. Pháp thấy hậu quả có thể đến bèn thỏa thuận chia sẻ quyền lợi với Nhật ở Việt Nam qua hiệp ước giữa 2 nước năm 1909, sau đó Nhật trục xuất tức khắc cụ Phan và tất cả du học sinh Việt Nam!  Cụ Phan cay đắng nhận xét: “Trông vào người tất chết .” (Vọng ngoại tắc tử ) .

Trong đời sống hàng ngày, tính nông nổi của chúng ta cũng gây biết bao điều tai hại. Ai ở Sai Gòn cách nay hơn 10 năm (thập niên 1990) đều biết một võ sư có tiếng ở bên Khánh Hội nghe con trai chạy về báo bị ăn hiếp hay đánh lộn gì đó trong quán ăn. Ông ta xách  kiếm xông tới thấy một thanh niên đang ngồi ăn uống tại đó thì đâm chết ngay không hề hỏi han cho rõ ngọn nguồn. Thanh niên đó chết oan vì đám thanh niên gây gổ với con ông ta đã bỏ đi. Khi bị nhốt vào khám Chí Hòa, được báo chí phỏng vấn , ông ta tỏ ra hối hận vì tính nông nổi của mình nhưng đã trễ !

Trước hay sau đó ít lâu, ở Cần Thơ cũng xẩy ra trường hợp tương tự khi một Linh Mục công giáo chạy xe Honda thấy có em bé bị xe đụng bỏ chạy (hit and run) nằm lăn lóc trên đường. Ông ngừng lại dựng xe và bế em vào bên lề. Lúc ấy thân nhân của em chạy ra thấy vậy tưởng là ông đụng xe làm em bị thương xúm đánh đập túi bụi  gây ra cái chết cho ông. Đến khi được người hàng xóm cho biết sự thật thì không làm sao cho ông Linh Mục sống lại nữa.

Hiện tượng nông nổi này rất phỗ biến, đến 80% chúng ta mắc phải nhất là trong giới quyền cao chức trọng như vua chúa ngày xưa hay Tổng Thống, Chủ tịch nước, quan chức ở miền Nam cũng như miền Bắc trước 1975 và cả nước ngày nay . Thấy con đánh lộn với con hàng xóm, hay bạn học ở trường việc đầu tiên là la mắng hay đánh đập con người không cần biết con mình hay con người sai.  Những bậc có quyền thế còn hơn thế nữa, chung quanh có một đám thân cận là con cháu hay tôi tớ sẵn sàng tâu bẩm người khác tùy theo cảm tình yêu ghét của chúng.  Những người có quyền thế này khi được bẩm báo không hề tìm hiểu, cân nhắc, tìm bằng cớ khách quan, cứ việc trù dập thẳng tay. Ngày nay có người cho rằng ông Cao Bá Quát  chỉ vì tính cao ngạo làm cho vua và các quan trong triều ghét nên bị  đày ra làm giáo thụ huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chẳng bao lâu ở vùng ấy có giặc nổi lên, quan sở tại tâu ông làm loạn  thế là bị đem chém.

Nên xưa và nay, trong chính quyền đều tạo ra một tầng lớp  xu nịnh rất đông đảo . Lỗi  ở  chúng một phần, nhưng lỗi chính là ở lối sống của chúng ta và nhất là những người có quyền chức không gột bỏ được cái tính, nhẹ dạ, cả tin ấy!

Nhiều người Việt sang Mỹ, thấy người ta ly dị cũng bắt chước ly dị;  một số thanh niên (nam , nữ) thấy người ta ‘ move  out ” khỏi gia đình cũng “move out “để được sống tự do,  tưởng như vậy là văn minh tân tiến không biết rằng đó là những hành động mà những người Mỹ hay xã hội Mỹ  chê trách, không muốn có .

Trong một cuộc thăm dò ý kiến được đài truyền hình ABC công bố  cách đây ít lâu  thì đa số người Mỹ cho rằng ly dị là điều đau khổ nhất trong cuộc sống .

Nên chúng ta không lấy làm lạ rằng nước Mỹ cho tới nay có 44 đời Tổng Thống chỉ duy nhất có  ông Reagan ly dị mà được bầu vào chức vị ấy, đủ chứng tỏ người Mỹ không nghĩ ly dị là một việc làm tốt , trái lại ngưòi ta lên án cái trào lưu ấy nhất là những nhà đạo đức và những người hoạt động Xã Hội . Hiện nay giới trẻ ở Âu, Mỹ nhiều người đã bắt đầu ý thức và đã bắt đầu cẩn thận trong việc lập gia đình, không sống vội vàng buông thả nữa.

Chúng ta cũng đừng nghĩ tinh thần gia đình của người Mỹ và Âu châu lỏng lẻo hay tan rã . Trong những cuộc tiếp xúc chúng tôi thấy người ta cũng tôn trọng ông bà , cha mẹ như chúng ta, ngược lại những bậc ông bà,  cha mẹ cũng rất hãnh diện và thương yêu con cháu của họ . Bà Nancy Pelosi  đương kim Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ rất hãnh diện đã là “GrandMa ” ( Bà nội hay bà ngoại) , còn bà Carol  Keeton  Rylander  nguyên Kiểm Toán Viên (Comptroller) củaTiểu Bang Texas  mới đây khi ra ứng cử Thống Đốc  Bang này cứ khăng khăng yêu cầu Ban Tổ chức bầu cử được để chữ “Grand Ma” trong truyền đơn vận động và phiếu bầu của bà . Phó Tổng Thống Dick Cheney luôn luôn có cháu nhỏ ở bên cạnh .

Những dịp lễ lớn như Thanksgiving, Chritmas (Giáng Sinh) và Năm Mới dù ở xa, cả chục triệu người Mỹ lái xe hay đi máy bay hàng ngàn cây số để thăm ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng của họ. Con cái 18, 19 tuổi chưa học hành xong hay chưa có gia đình bỏ nhà ra ở  riêng người ta không cản được nhưng không cho đó là điều tốt đẹp, đáng khen. Nhiều bậc cha mẹ  đã cấm cửa không cho đứa con hư  đi ở riêng quay trở lại. Con cái còn đang đi học người ta cũng chu cấp nhưng không bao bọc , nuông chiều thái qúa như chúng ta, người ta muốn con cái tập sống tự lập, tập xông pha ngoài đời  bằng cách làm việc bán thời gian  để kiếm thêm tiền tiêu,  không  cho chúng hoàn toàn ỉ lại vào cha mẹ .

Chúng ta vì nông nổi, nhẹ dạ không chịu tìm hiểu, thấy một số người sống phóng túng tưởng đó là nếp sống văn minh của người Âu Mỹ và vội vàng  bắt chước.

© Đàn Chim Việt Online 2009

 

Vấn đề du lịch VIET NAM

Vấn đề du lịch  VIET NAM

Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc)
Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70%  những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.
Tôi gọi đó la hiện tượng “một đi không trở lại”.
Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con.
Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, Tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng “một đi không trở lại”.

Vấn đề sản phẩm du lịch
Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này.
Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới.
Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng  9 km).
Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn.
Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng  đó là một nơi hết sức lý  tưởng để nghỉ mát và tắm biển.
So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều.
Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái thá gì của bãi biển Nha Trang!
Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta.

Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một “downfall” của Việt Nam.
Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông
Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác     khổng lồ.

Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng  ra gì.
Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỉ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp!
Nhìn vào cách trùng tu tháp này Tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu.
Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng.
Trông nó thô kệch làm sao.
Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.

Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng.
Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lô-cốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của  những người Bộ-đội từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để “cải thiện đời sống” vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi thoi những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc.
Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ !
Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng   cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.
Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía.
Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời.
Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung-hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân-thiện
Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ “miền ngoài”(Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam.
Nhìn thấy những cảnh này, Tôi – một người Việt- thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó.
Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói “Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này”.

Dịch vụ nghèo nàn và kém

Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du-lịch trung và nhỏ thì chưa cónhững hướng dẫn viên chuyên nghiệp,am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết-phục khách du lịch.
Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du-lịch có khả năng hướng dẫn du khách..
Nhiều khi Tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương,các em ấy chỉ nói “không biết và kèm theo một…Nụ cười!

Hôm ở Qui Nhơn, Tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc.
Tôi nghĩ Em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.

Một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam là vệ sinh.


    Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng “danh lam thắng cảnh”, cái nỗi kinh hoàng nhất với du-khách là nhà vệ sinh.
Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng  mà nhà vệ sinh thì kinh-khủng và Tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó.
Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay  Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa
Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
Ở những nơi (hãy tạm cho) là “văn minh” này, Tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào?
Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một !
Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi  toilet!
Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet!  Nói đến vệ sinh cá nhân làm Tôi nhớ đến chuyện…giấy.
Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu…
Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp.
Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất  cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố.
Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà Tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco , New York, Florence, v…v….

Nhưng nếu có một khách sạn nào mà du khách không muốn quay lại ở thì Hải Âu là một  khách sạn như thế.
Phòng ốc tuy rất tuyệt vời, nhưng phần lớn đều… hôi thối.
Nói chính xác hơn là hôi thối mùi thuốc lá.
Có lẽ vì khách sạn cho phép khách hút thuốc lá trong phòng, nên vào phòng nào cũng  hôi mùi thuốc lá không chịu được.
Chỉ trong vòng vài phút mà Tôi phải thay đổi đến 4 phòng để có một phòng có thể tạm sống được.
Tôi góp ý cho mấy người làm quản lí, nhưng nhìn qua thái độ của họ tôi không hi vọng gì họ sẽ thay đổi.
Điều đáng nói nữa là khách sạn 4 sao nhưng trong phòng không có đến một cái cơ bản  nhất của khách: đó là giấy serviette.
Tôi hỏi thì người ta trả lời là khách sạn không có chính sách cung cấp hộp giấy trong phòng; muốn thì phải mua. Trời! mới nghe qua, Tôi tưởng mình nghe lầm.
Khách sạn 4 sao gì mà không có giấy ???
Họ cho biết nếu cung cấp hộp giấy trong phòng thì khách sẽ ăn cắp hết.
À, thì ra họ sợ khách ăn cắp giấy, nên làm khổ du khách.
Đây có lẽ là một lối suy nghĩ nhỏ mọn, chỉ vì tiết kiệm vài ba ngàn đồng mà họ bỏ qua cái lớn hơn : đó là thu hút khách.

Thực khách ở những nhà hàng Việt Nam đều quen với tình trạng không có giấy serviette.
Buồn cười nhất và có lẽ tục-tĩu nhất là trong các nhà hàng hạng trung, người ta sử dụng giấy đi cầu để … lau miệng và lau tay.
Còn những nhà hàng hạng “bình dân”, người ta cắt những mảnh giấy báo thành những mảnh vuông nhỏ khoảng 3 x 3 cm để làm giấy…
Có nơi thì cung cấp những cái khăn lạnh (và dĩ nhiên là tính tiền), nhưng những ai có
kinh nghiệm thì không dám sử dụng mấy cái khăn này vì chúng hàm chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh trong đó.
Theo báo chí phản ảnh thì mấy khăn lạnh này được “tái sinh” bằng một công nghệ kinh khủng: sau khi dùng xong, người ta tẩy và thấm nước qua loa rồi xịt vào đó những loại
dầu thơm rẻ tiền của Trung Quốc, và vô bao  rồi đem đi giao cho các nhà hàng.
Do đó, Tôi không ngạc nhiên chút nào khi mở ra thì thấy khăn vẫn còn những vết dơ  bẩn hiển hiện trong khăn!
Thật là kinh khủng!
Người ta chỉ vì lợi nhuận mà làm bất cứ chuyện gì, kể cả chuyện lây bệnh ?

Cái gì cũng giả…

Nạn làm giả ở VN đã và đang làm cho hình ảnh nước ta đã méo mó càng xấu xí hơn.
Có thể nói ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có đồ giả, đồ dỏm.
Quần áo, đồng hồ, máy móc, vật dụng gia đình, rượu bia, thức ăn,v.v…đều có thể giả,  và du khách có khi phải trả cái giá đắt cho sự giả tạo này.
Chẳng riêng gì du khách, ngay cả người dân trong nước cũng thiếu tin tưởng vào hàng  hóa “Made in Vietnam”.
Nạn làm đồ giả ở nước ta đang trở thành một Quốc Nạn.

Kinh nghiệm cá nhân của Tôi có lẽ là một bài học ?
Trên đường từ Kiên Giang về TPHCM, Tôi và anh bạn ghé vào một quán ăn vừa giải lao  vừa nhâm nhi, Tôi kêu hai chai bia “Ken”, thì thằng Em dơ tay ngăn lại ngay.
Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì nó giải thích: coi chừng bia giả.
Trời, bia mà giả à ? Nó giải thích rằng trong thời gian gần đây bia Heineken do bán quá chạy nên bị giả nhiều, nhất là bia chai vì chai dễ giả hơn là bia lon.
Hễ bất cứ cái gì có vẻ nổi tiếng trên thị trường thì có đồ giả hay đồ nhái ngay.

Hôm ở Qui Nhơn, hai lần đi mua bin để vào máy chụp hình là hai lần bị bin giả.
Bin cũng được đóng hộp và bao bì rất “xịn”, nhưng chụp chưa đầy 5 tấm hình thì … hết  bin.
Tôi đã phải trả 30.000 đồng cho 8 cục bin như thế.
Tiền thì tốn chẳng bao nhiêu, nhưng giận nhất là đứng trước một cảnh đẹp, ưng ý mình, mà đành bó tay vì máy nói “Battery Empty” (hết bin) để ghi lại.
Có khi Tôi muốn thốt lên lời chửi thề cho hả dạ, nhưng nghĩ lại thì biết chửi ai đây ?
Chửi cái văn hóa dỏm, cái văn hóa lường gạt của dân mình ư ?
Đành phải ngậm miệng và bấm bụng chịu đau thôi..
    Giá cả quá đắt…
Tôi đã nói qua những dịch vụ kém cỏi của du lịch Việt Nam, nhưng có cái làm chùng bước du khách nhất là giá cả quá đắt đỏ.
Khách sạn o Việt Nam bây giờ, dù là khách sạn không sao, giá vẫn 40-50 USD/phòng.
Khách sạn 3 sao trở lên thì giá tuy còn quá rẻ so với các khách sạn cùng hạng ở Tây phương, nhưng lại khá đắt so với các khách sạn trong vùng Đông Nam Á.
Với những dịch vụ nghèo nàn như ở nước ta thì Tôi nghĩ sẽ không khó cho du khách khi   họ chọn đi Thái Lan và Mã Lai vì ở những nơi này giá cả còn rẻ (hơn Việt Nam) mà dịch   vụ thì lại tốt hơn gấp mấy lần..

Có một hiện tượng ở những tỉnh lẻ là người ta hay “chém” du khách và Việt kiều.
Một hôm, Tôi và một người bà con vào quán Bảy Mẫu trên đường Xuân Diệu, Thanh-
Pho Qui Nhơn…
Quán ăn thuộc loại bình dân,chứ chẳng phải sang trọng gì, nhưng vì nằm gần biển nên Tôi muốn ngồi đó mà ngắm biển cho vui mắt.
Tôi gọi 1 con cá lớn bằng gang tay, nửa con gà luộc, và 4 lon bia “Ken”.
Đến khi gọi tính tiền, Tôi thấy con số tròn trĩnh 300.000 đồng.
Nhìn qua thì tôi biết mình bị “chém”, nhưng Tôi làm bộ hỏi: con số 300 ngàn tròn quá hả em ? Người tính tiền là một em bé trai khoảng 19 tuổi gì đó cười mà không nói gì trước câu bình phẩm của Tôi.
Nhưng Tôi vẫn vui vẻ trả, cho dù người bà con muốn cãi cọ và “kiếm chuyện” vì anh ấy  là dân địa phương và thấy giá bất hợp lí.

Tưởng bị chém ở quán là xong, ai dè lên xe taxi lại bị chém tiếp.
Từ quán Bảy Mẫu đến Khách sạn Hải Âu chỉ khoảng 2 hay cao lắm là 3 cây số, và vì
đêm đó (28/12, khoảng 10 pm) Việt Nam thắng Thái Lan nên để an toàn kêu taxi đi về khách sạn.
Chiếc taxi của hãng Mai Linh (rất tiếc là tôi quên số) đi đến đường Nguyễn Tất Thành  thì không đi thêm được nữa vì quá đông người và xe gắn máy.
Tôi đành bảo anh tài xế cho Tôi xuống xe cuốc bộ khoảng 500 thước gì đó.
Nhìn đồng hồ tôi thấy 30 ngàn đồng!
Tôi biết mình bị chém, vì quãng đường đó chỉ tốn 15 ngàn là cùng.
Thôi thì đêm nay vui nên mình có thể cho anh ta thêm chục ngàn cũng chẳng sao.
Nghĩ thế Tôi vui vẻ trả tiền…Nhưng vì ban đêm và Tôi tin anh ta, nên cầm tiền thối,
Tôi không để ý là anh ta lấy bao nhiêu ?
Đến khi về khách sạn thì thấy anh ta lấy đến 50 ngàn đồng!
Thế là bị chém đến 3 lần…
Cũng là một chuyến đi đáng nhớ đời.

Có khi họ “chém” trước mặt mình chứ chẳng lén lút gì.
Chẳng hạn như hôm đi thăm khu du lịch sinh thái Hàm-Hô (Bình Định).
Ông anh Tôi (người địa phương) vào mua vé, mỗi vé giá 12 ngàn đồng.
Nhưng đến khi cầm vé thì thấy trên giấy ghi là 10 ngàn đồng, anh Tôi bèn hỏi tại sao thêm 2 ngàn đồng ?
Người bán vé thản nhiên nói vì phải thêm phần bảo hiểm !
Hỏi bảo hiểm gì thì anh chàng bán vé không trả lời được và bắt đầu nói ngọng.
Tôi nói với ông anh “Thôi, cãi cọ làm gì với 2 ngàn đồng, mình bỏ qua cho chuyến đi được vui”.
Ông anh Tôi còn ấm ức nói : Làm ăn kiểu này thì mai mốt ai dám vô đây ?
Đúng, Tôi cũng nghĩ như anh, với cách làm tiền trắng trợn như thế thì du-khách có thể mỉm cười cho ăn, nhưng họ sẽ không quay lại một lần nữa.

Cuối năm 2008 ngành du lịch đang than vản vì du khách đến Việt Nam giảm so với năm ngoái.
Thật vậy, nhiều khách sạn Tôi ở qua đều than trời về tình trạng phòng trống, không có  người thuê.
Cũng may mà có khách Việt kiều về thăm quê, chứ nếu nguồn khách này giảm nữa thì quả là một thất bại.
Nói gì thì nói, tình trạng “một đi không trở lại” là một xu hướng hết sức đáng ngại.
Các giới chức đang bàn kế hoạch để thu hút du khách trở lại Việt Nam.
Theo Tôi có lẽ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không.
Tôi nghĩ du khách có thể quay lại Việt Nam nếu ngành du lịch chấn chỉnh lại dịch vụ,
xóa bỏ nạn chèo kéo du-khách, điều chỉnh giá cả cho hợp lí, và một điều không thể thiếu được : Do la Vệ-Sinh.

Nguyễn Văn Tuấn (Sydney Australia)

 

Tôi tự hào VN

http://forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&forum=125&thread=22997#p0

 

“ Tôi tự hào Việt Nam”
1. Tôi tự hào cầu thủ Trần Minh Chiến đã ghi bàn thắng vàng giúp đội vào chung kết Sea Games lần đầu tiên sau bao năm vắng bóng, và cũng tự hào hơn khi biết chấn thương trong giải ấy cũng kết thúc luôn những năm tháng chơi bóng đỉnh cao của anh vì anh chỉ được điều trị trong nước.
2. Tôi tự hào nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm nghiêm khắc vì “Những cánh đồng bất tận” thiếu tính giáo dục cho xã hội, giáo dục con người và thiếu tính định hướng chân – thiện – mỹ để con người vươn tới và bây giờ người ta đã dựng nó thành phim.
3. Tôi tự hào vể Sợi Xích của chân dài Lê Kiều Như và càng tự hào hơn về cái cách mà siêu phẩm ấy được kiểm duyệt, được thông qua và cuối cùng bị cấm phát hành. Tuy nhiên đỉnh cao của sự tự hào là khi biết được Sợi Xích càng bị cấm lại càng bán chạy.
4. Tôi tự hào Việt Nam có một nghệ sỹ hiếm có như Hồ Kiểng, ông vẫn vui sống ở ‘cõi trần gian lụp xụp’ là căn phòng chứa máy phát điện của khu tập thể Đài truyền hình TP HCM, càng tự hào hơn khi biết rằng một vị lãnh đạo đã thăm, đã hứa là sẽ cấp cho ông một căn nhà và … đã quên.
5. Tôi tự hào mở vì nhân dịp ngàn năm Thăng Long người ta làm phim về nhà Lý dưới sự hướng dẫn của một đạo diễn Trung Quốc.
6. Tôi tự hào Việt Nam có tỉ lệ người mẫu đóng phim cao nhất thế giới, chất lượng phim cũng vì thế mà được nâng lên một tầm cao trước đây chưa bao giờ vươn tới.
7. Tôi tự hào Việt Nam có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới
8. Tôi tự hào Việt Nam tìm sex, hack, crack nhiều nhất trên thế giới
9. Tôi tự hào Việt Nam có tỷ lệ quán nhậu bình quân đầu người cao nhất thế giới và tửu lượng trung bình của người nhậu ngày càng cao, càng tự hào hơn khi các quán nhậu này miễn nhiễm với khủng hoảng kinh tế thế giới.
10.Tôi tự hào rượu giả ở Việt Nam đã đạt đến trình độ giả-như-thật và mỗi tháng hàng trăm ngàn chai rượu giả này đã được tiêu thụ.
11.Tôi tự hào Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới và giá thuốc lá ở Việt Nam cũng thấp nhất thế giới.
12.Tôi tự hào vì theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới và mỗi ngày có 31 người chạy xe ra đường và chết vì tai nạn.
13.Tôi tự hào vì cũng theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên quan đến thực phẩm.
14.Tôi tự hào vì theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu.
15.Tôi tự hào vì cũng theo UNDP, Hà Nội, Tp. HCM ô nhiễm bụi hàng đầu Châu Á.
16.Tôi tự hào Việt Nam là nước nghèo mà giá đất bao giờ cũng thuộc Top 10 thế giới.
17.Tôi tự hào Việt Nam mua nguyên liệu sản xuất thuốc Tamiflu với giá cao hơn và hạn sử dụng ngắn hơn 70%.
18 Tôi tự hào giá sữa tại Việt Nam cao nhất thế giới.
19.Tôi tự hào giá thuốc Việt Nam cao gấp 5 đến 40 lần so với thế giới.
20.Tôi tự hào Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất châu Á.
21.Tôi tự hào người Việt Nam mê 3G nhất thế giới dù họ chưa sử dụng hết hay hiểu hết 30% tính năng của 3G.
22.Tôi tự hào lương giáo sư Việt Nam thấp nhất thế giới.
23.Tôi tự hào tháng 7/2009, Việt Nam lần đầu tiên có mặt trong danh sách 12 quốc gia phát tán thư rác nhiều nhất thế giới do hãng bảo mật Sophos công bố và kể từ đó, thứ hạng của Việt Nam liên tục tăng. Cuối năm 2009, báo cáo thư rác của hãng bảo mật Symantec đã xếp Việt Nam vào top 5 quốc gia phát tán thư rác. Mới đây, theo báo cáo về hiện trạng các mối đe dọa bảo mật do Symantec công bố, Việt Nam còn là quốc gia đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 7 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về phát tán mã độc (malware) hay đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 4 châu Á – Thái Bình Dương về phát tán thư rác.
24.Tôi tự hào về cặp bánh chưng bánh giầy khổng lồ là lễ vật giỗ Tổ đặc biệt của nhân dân TP.HCM, khi về đến đền Hùng, người dân “mổ” bánh thì thấy bánh chưng đã vữa và lên men, có mùi khó chịu, còn bánh giầy bị mốc xanh, bên ngoài là một lớp mỏng bột, bên trong bánh hoàn toàn được làm bằng… mút xốp.
25.Tôi tự hào Đà Nẵng là thành phố duy nhất không có người ăn xin, càng tự hào hơn khi tất cả các tỉnh thành còn lại cương quyết không học tập Đà Nẵng về mặt này.
26 Tôi tự hào vì trước kia bên cạnh sông Hậu là một mảnh đất hoang, cha con ông bà Trần Ngọc Hoằng, Trần Ngọc Sương đã xây dựng nên một Nông Trường Sông Hậu nổi tiếng thế giới, bà Sương được bầu là Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2002; càng tự hào hơn khi đất của nông trường nằm trong khu quy hoạch dự án ABC gì đó của thành phố Cần Thơ và để giải quyết vụ tranh chấp đất đai này, người ta dự định mời bà về nghỉ 8 năm trong một gian phòng cổ xưa lát toàn đá mát lạnh, điểm thêm vài chấn song rất trữ tình.
27.Tôi tự hào về Café Trung Nguyên và Đặng Lê Nguyên Vũ – Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, càng tự hào hơn khi biết công ty này trốn thuế hơn 3 tỷ đồng và sau một vụ đình công của hơn 500 nhân viên vì trả lương rẻ mạt, công ty này đã tăng thêm phụ cấp 210.000 đồng/người.
28.Tôi tự hào về nữ anh hùng Trần Thị Lý trong tác phẩm Người Con Gái Việt Nam của Tố Hữu và càng tự hào hơn sau … 40 năm kể từ khi thế giới biết đến bà, Việt Nam đã phong tặng bà danh hiệu anh hùng và sau đó vài tháng, bà đã mất trong nghèo đói bệnh tật, hoàn cảnh của những đồng đội chiến đấu của bà cũng không khá hơn.
29. Tôi tự hào trong buổi lễ vinh danh Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields, người tham gia chen chúc, giành nhau bắt tay, trò chuyện với ông … Nguyễn Tấn Dũng.
30. Tôi tự hào Huỳnh Đạt Sỹ của Việt Nam đã có phát minh xây dựng vĩ đại: bê tông lõi tre.
31.Tôi tự hào cầu Cần Thơ là chiếc cầu đầu tiên trên thế giới chưa xây xong đã sập, cầu này cũng mở hàng cho một loạt cầu chưa xong đã sập khác tại Việt Nam
32.Tôi tự hào là sau bao nhiêu nghiên cứu khắc phục tình trạng ngập lụt, Sài Gòn đã có những con đê đẹp đến say mê.
33.Việt Nam có đại gia Huỳnh Phi Dũng và cái mà ông gọi là khu du lịch tâm linh Đại Nam vì rất nhiều câu đối, bài thơ chẳng giống ai và nhất là tổ hợp kiến trúc … không đụng hàng trên toàn thế giới – thờ Phật Tổ, Hùng Vương, Hồ Chủ Tịch và …gia đình ông Dũng trong cùng một điện

(Hết)

 

 

Phản biện – Nguyễn Hưng Quốc

Nguyễn Hưng QuốcPhản biện

Tôi không biết ở Việt Nam chữ “phản biện” xuất hiện từ lúc nào và ai là người đầu tiên dùng chữ ấy. Tôi chỉ đoán là nó có lịch sử không lâu lắm. Và nó được ra đời, trước hết, không phải trong lãnh vực chính trị, bởi, trước khi nó trở thành thịnh hành với những trang báo mạng kiểu bauxite Việt Nam với tiêu đề “Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức” thì nó đã được sử dụng khá nhiều trong lãnh vực giáo dục với những “giáo sư phản biện” và “Hội đồng phản biện”.

Tôi rất thích cái chữ phản biện ấy.

Phản biện là dùng lý lẽ để chống lại một cái gì đó. Ở đây có hai điểm: chống và lý lẽ. Như vậy, sự chống đối ở đây chỉ dừng lại ở phạm vi tư tưởng và học thuật. Nó không có tính bạo động và cũng không nhắm đến bạo động. Những lời cáo buộc mà một số chính quyền độc tài thường sử dụng đối với những người phản biện chỉ là một lối vu khống.

Hơn nữa, “cái gì đó” trong định nghĩa trên không phải bao hàm con người hay sản phẩm (bất kể loại gì) của con người. Phản biện khác với chỉ trích: Chỉ trích nhắm vào người. Phản biện cũng khác với phê bình hay phê phán: Ở cả hai từ này, đối tượng có thể là người mà cũng có thể là vật thể (ví dụ tác giả và tác phẩm của họ).

Phản biện chủ yếu là chống lại một luận điểm. Nhưng phản biện lại khác với biện bác. Biện bác nhắm, trước hết, đến sự bác bỏ. Biện luận để bác bỏ. Sự bác bỏ là chủ đích, là mục tiêu duy nhất. Nó có tính cách tiêu cực. Người ta nói hay hay dở, đúng hay sai mặc kệ: người biện bác chỉ khăng khăng tìm cách phủ nhận. Phản biện thì khác. Nó chống đối một luận điểm bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để, thứ nhất, người bị phản biện phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất, và thứ hai, để mọi người có thể lựa chọn.

Như vậy, phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó, có tính tích cực và xây dựng.

Ví dụ: đọc một luận án của ai đó, người phê bình chỉ cần nêu lên nhận xét về những cái đúng, cái sai và những cái hay cũng như những cái dở, nhưng không cần thiết phải đề nghị một giải pháp hay một quan điểm khác; người biện bác thì chỉ chăm chăm bác bỏ tất cả những gì người viết nêu lên. Còn người phản biện thì sẽ nói, chẳng hạn: với những cứ liệu mà anh/chị tập hợp được, tôi nghĩ có thể đặt ra giả thuyết như thế này; một giả thuyết có thể khác với những gì anh/chị vừa đề xuất. Bây giờ, xin anh/chị hãy chứng minh là giải pháp của anh/chị thực sự là một giải pháp tối ưu.

Nhắc đến chữ “tối ưu”, tôi sực nhớ đến một bài viết ngắn rất xuất sắc của Giáo sư Phạm Quang Tuấn ở Úc. Bài viết hay đến độ tôi muốn trích toàn văn để chia sẻ với bạn đọc:

Phạm Quang Tuấn – Khái niệm “Tối Ưu Hóa” (Optimization)

Tôi còn nhớ, cách đây hơn bốn chục năm, ông Giáo sư của tôi giải thích về nghề kỹ sư:

“An engineer is someone who can do what any fool can do, but cheaper” (Kỹ sư là một người có thể làm bất cứ cái gì mà thằng ngu nào cũng có thể làm được, nhưng họ làm rẻ hơn).

Đó là khái niệm đầu tiên của tôi về tối ưu hóa. Người Kỹ sư luôn luôn có nhiều cách giải quyết một vấn đề, xây dựng một công trình, và họ có khả năng hơn người “ngoại đạo” là họ có thể giải quyết một cách đỡ tốn kém hơn (nhưng dĩ nhiên không kém chất lượng).

Nhưng, không phải chỉ Kỹ sư: tối ưu hóa là cái mà ai cũng làm. Chỉ có điều là người ta làm mà không biết (“Ủa, mình nói văn xuôi cả đời mà không biết!” – Molière, Le Bourgeois Gentilhomme). Bạn cưới vợ? Bạn đang tối ưu hóa hạnh phúc của bạn – không có vợ thì tự do, có vợ thì ấm áp, cái nào hơn? Bạn mua nhà – mua thì phải vay tiền, phải tốn công tốn tiền sửa chữa, thuê thì mất tiền thuê, cái nào hơn? Mua nhà đắt hay nhà rẻ? Bạn học bài, làm homework – thi đỗ cao thì tương lai tươi sáng, không làm bài thì có thì giờ tán gái, bạn chọn cái nào?

Tất cả những cái đó là tối ưu hóa – bạn phải CHỌN giữa nhiều đường lối để làm tối ưu (optimize) hạnh phúc, hay nói chung là làm tối ưu hệ quả những công sức, tốn kém, tài sản của bạn.

Khi cai quản một quốc gia thì có những sự chọn lựa tương tự. Chính phủ nên chọn xây đường sắt, đường thủy, đường bay hay đường bộ? Dĩ nhiên, đường nào cũng TỐT cả, nhưng đường nào TỐT NHẤT? Và nếu đường sắt thì đường hạng 1 (cao tốc), 2 (trung tốc) hay 3 (hạ tốc) tốt nhất, có lợi cho dân nhất? Và làm vào lúc nào? Bạn khai thác bauxite thì khai thác ở tầm cỡ nào, theo cách nào, trong thời điểm nào, với đối tượng nào là TỐT NHẤT? Bạn chọn cái “tốt”, nhưng KHÔNG TỐT NHẤT thì sẽ thiếu tiền để dùng vào biện pháp TỐT NHẤT, và do đó, bạn sẽ phung phí, và phung phí đưa tới giật lùi. Sự phung phí đó sẽ để hậu quả cho con cái gánh chịu. Tài nguyên của một nước cũng như của một người đều có giới hạn, dùng sai chỗ quá nhiều thì sẽ phá sản. Trong thế giới cạnh tranh, nếu láng giềng của bạn chọn cái tốt hơn bạn, hữu hiệu, ít phung phí hơn, thì họ sẽ vượt lên và đè cổ bạn.

Sự khác biệt chính giữa việc tối ưu hóa cá nhân (lấy vợ/không lấy vợ, mua nhà/thuê nhà) và tối ưu hóa công cộng hay quốc gia là: Việc cá nhân thì cá nhân phải lãnh chịu hậu quả, nếu quyết định sai. Việc quốc gia thì cả nước, cả trăm triệu người dân, cả trăm triệu con cháu chúng ta sau này phải lãnh chịu. Lãnh chịu nghĩa là chịu nghèo hèn lâu dài thêm, chịu cúi đầu cặm cụi trả nợ hay làm nô lệ cho các ông chủ ngoại quốc – về kinh tế, quốc phòng, chủ quyền v.v. – để đền bồi cho sự ngu xuẩn hay tham lam của những kẻ cầm quyền một thời.

Bạn có thể lý luận: đây là tiền vay mượn, ODA, chứ không phải là tiền “của ta”. Nhưng, tiền vay đó thì ai sẽ trả? Xin thưa: con cháu. Vậy đó thực ra là tiền của con cháu (con cháu thường dân, chứ không phải còn cháu các ông lớn, vì con cháu các ông lớn sống phè phỡn bằng tiền lãi của ngân hàng Thụy Sĩ chứ không phải trả nợ ai cả). Nếu bạn không tối ưu hóa việc sử dụng tiền của con cháu người dân, để chi tiêu tối thiểu và có tác dụng tốt tối đa, thì bạn là kẻ tội đồ, thậm chí là kẻ thù của dân tộc.

Vậy, vấn đề không phải là LÀM hay KHÔNG LÀM, mà là làm lúc nào, cách nào, tầm cỡ nào, trình độ nào cho tốt nhất. Mỗi khi ngài Bộ trưởng ra trước Quốc hội để gân cổ chứng minh rằng cách tiêu tiền của ngài TỐT, xin ngài hãy suy nghĩ lại, và tìm cách chứng minh rằng cách đó là tốt NHẤT, theo ý của ngài.

Và mong các đại biểu Quốc hội, thay vì chỉ hỏi “Tốt hay xấu”, hãy biết hỏi “Có cách nào TỐT HƠN không?”

PQT

Như vậy, mục tiêu đầu tiên của phản biện không phải là bác bỏ (như trong biện bác) hay đả kích (như trong chỉ trích) hay tìm khuyết điểm (như trong phê phán) hoặc cả khuyết điểm lẫn ưu điểm (như trong phê bình). Mục tiêu chính của phản biện là thúc đẩy mọi người cân nhắc lựa chọn cái tối ưu.

Mục tiêu thứ hai của phản biện là buộc đối tượng bị phản biện phải tăng cường sự thuyết phục cho các quan điểm của họ. Họ phải chứng minh là họ đúng hơn. Muốn chứng minh như thế, họ cần ít nhất hai điều:

Thứ nhất là minh bạch: Họ phải nêu đầy đủ các luận cứ và luận chứng để biện hộ cho luận điểm của họ. Ví dụ: liên quan đến vấn đề khai thác bauxite ở Việt Nam, người ta cần phải chứng minh các dự án ấy là có lợi, hoặc ít nhất, không có hại gì về các phương diện: quốc phòng (chủ yếu trong quan hệ với Trung Quốc, nước đầu tư chính vào các dự án ấy), môi trường (để không xảy ra tai nạn lũ bùn đỏ như ở Hungary), xã hội (không làm rối loạn đời sống của cư dân địa phương), và kinh tế (liên quan đến vấn đề giá thành và lợi nhuận), v.v… Chứng minh chứ không phải là khẳng định hay hứa hẹn suông.

Thứ hai là phải duy lý hóa: Đối diện với sự phản biện, tức sự chống đối bằng lý lẽ, người ta phải sử dụng lý lẽ để tự vệ. Đây chính là lý do khiến ở Tây phương, người ta thường khuyến khích học sinh và sinh viên tập trung rèn luyện kỹ năng phản biện bằng cách thường xuyên phản biện lại các luận điểm của người khác mà còn của chính mình trong các bài luận văn mình đang viết. Kỹ năng phản biện này thường được gọi là counter-argument.

Về phương diện chính trị và xã hội, với hai mục tiêu (tìm cái tối ưu và thuyết phục) cũng như hai yêu cầu (minh bạch và duy lý) nêu trên, phản biện rõ ràng là một điều cần thiết không những để tránh những chính sách sai lầm mà còn để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và duy lý hóa, tức, nói chung, quá trình hiện đại hóa của đất nước.

  • Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

Dạy con sống ích kỷ

Trong khi nước Nhật đang oằn mình chịu đựng sự tàn phá của thiên tai khốc liệt với tình trạng không điện, không nước sạch, không thực phẩm giữa thành phố hoang tàn đổ nát và tuyết giá, một bạn đọc đã gởi đến báo Dân Trí (17/03/2011) câu chuyện cảm động về bài học làm người. Tôi xin trích một đoạn quan trọng nhất:

“…Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.

Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.”

Từ xưa, người Việt đã có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… cho thấy “ham ăn hốt uống”, tham lam, ích kỷ… vốn không phải là bản chất của người Việt; nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều có tinh thần sẳn sàng chia sẻ cho đồng bào khi gặp hoạn nạn, khó khăn, thế nên dân gian mới có thêm câu: “Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau”, các cụ thì nói văn vẻ hơn rằng: “Trường đồ tri mã lực, cựu xử kiến nhân tâm” (Đường dài mới biết sức ngựa, ở lâu mới biết rõ lòng người).

Em bé 9 tuổi người Nhật không phải mới sinh ra đã biết hành xử một cách nhẫn nại, chấp nhận gian khổ, đòi hỏi công bằng và tinh thần hy sinh vì người khác, mà đó là kết quả của quá trình giáo dục nhân cách con người (không phải nhồi nhét kiến thức khoa học) của gia đình em, nhà trường em đang học và xã hội Nhật (những người lớn em gặp hằng ngày). Khâm phục người Nhật bao nhiêu thì tôi lại lấy làm buồn cho cách dạy con của người Việt mình bấy nhiêu.

Vợ chồng bạn tôi luôn tự hào mình là thành phần trí thức. Vợ cũng tốt nghiệp đại học Luật như số đông dân Sài Gòn hiện nay nên lúc nào mở miệng ra cũng thích nói pháp luật và công bằng xã hội. Chồng tuy không có cái bằng cấp nào cả, chưa viết được bài văn ngắn nào ra hồn nhưng lại thích chê tất tần tật người khác là “ngu” (kể cả nhà văn Kim Dung ở Hồng Công lẫn thi hào Nguyễn Du của Việt Nam), thích giảng giáo lý (Công giáo) cho người khác nghe. Thôi thì dù cho ông chồng đi tu không thành “chánh quả” mà mới sáng “tu” chiều đã “hú” (hí) thì cũng coi như có kiến thức sau vài năm sống và học tập ở nhà dòng, coi như “có công” đem lời Chúa đến cho mọi người.

“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” là cách ứng xử trong giao tiếp sao cho có văn hóa, lịch sự từ xưa đến nay trong gia đình lẫn ngoài xã hội của người Việt. Ở trong nhà này thì không phải vậy, đơn giản và bình thường nhất là chuyện ăn uống cũng phải thể hiện sự “trí thức”, “khôn” hay “ngu”. Người chồng luôn dạy con món ăn gì thì phải giành ăn nước hầm, món ăn gì thì phải giành ăn phần cái. Ví dụ: canh chân giò heo hầm ngó sen phải ăn nước hầm vì chất bổ đã tan hết vào nước, sườn heo chiên phải lựa miếng sườn non, cơm thì phải ăn cơm mới nấu (không bao giờ ăn cơm nguội ngày hôm qua dù có hấp nóng lại) mới là “ăn khôn”, và ông chồng “làm gương” trước trong nhà cho hai con thấy. Con nít lại khoái nhai mấy món giòn giòn sần sật, khoái gặm chân giò hầm… nên khi bọn trẻ muốn ăn trái lại lời ba theo ý thích của chúng thì bị ba mắng té tát tại chổ rằng “ăn ngu”.

“Tre non dễ uốn”, qua 10 tuổi trở lên là hai đứa trẻ thuần thục lời dạy của ba mẹ. Đến giờ cơm chúng ngồi chờ cha mẹ dọn cơm, trên mâm có món gì ngon nhất hai đứa đồng loạt gắp hết vào tô của mình, không hề mời ba mẹ, bà ngoại, dì dượng lẫn khách khứa (nếu có), có hôm còn cãi vã nhau um sùm vì đứa này gắp được thức ăn ít hơn đứa kia. Đáng lẽ cơm cũ chia đều ra mỗi người một chén ăn hết rồi mới ăn cơm mới nấu thì người cha và hai đứa con luôn luôn thản nhiên giành phần ăn cơm mới, người vợ tiếc của nên lúc nào chị cũng là người ăn cơm cũ của ngày hôm qua. Những lúc có mặt tôi cùng ăn, chị xới cơm nóng vào chén tôi, nhìn chị ngồi trệu trạo với tô cơm nguội (không hấp) vun chùn trước mặt, tôi từ chối rằng “thích ăn cơm nguội cho đỡ nóng” để “ăn tiếp” chị, chớ cơm nguội hôm qua mang ra ăn thì “ngon” cái nỗi gì.

Trẻ con rồi sẽ lớn lên, rời xa dần cha mẹ và gia đình để sống với bạn bè, với bên vợ (bên chồng), và giao tiếp với đủ thành phần xã hội. Liệu “người dưng nước lã” có ai đủ kiên nhẫn và hy sinh để lúc nào nhường nhịn cho con của anh chị “ăn khôn” còn họ thì phải “ăn ngu”? Người ta có thể vì lịch sự, vì lý do khác nên không xổ toạc ra lúc ấy, nhưng chắc chắn khó có lần thứ 2, lần thứ 3… và cũng không thể thiếu lời dè bỉu, chê bai sau lưng: “Mặt đẹp mà vô duyên, không biết ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đính kèm.

Có lần, chị tự hào kể cho tôi nghe rằng con bé nhà chị học giỏi Toán, bạn cùng lớp của nó gọi điện thoại đến nhà nhờ nó giúp làm bài tập thì con bé từ chối và từ đó không thèm nghe điện thoại của bạn nữa. Chị kết luận rằng con chị làm như vậy là “khôn”, “Tụi nó ngu thì tụi nó ráng chịu, ai rảnh đâu mất công học rồi chỉ lại cho tụi nó”. Rồi chị còn hứng chí kể thêm rằng có đứa bạn gái rất thích chơi với con bé nhà chị, cái cặp của con bé nhà chị nặng lắm, vậy mà ngày nào nó cũng đón con chị ở chân cầu thang để xách cặp dùm con chị 2 tầng lầu lên tới lớp học dù con bé kia chẳng phải “lực sĩ” gì, nếu không muốn nói là nó ốm nhỏ người hơn con gái chị. May mắn là chị khen con gái chị “khôn” khi biết nhờ bạn xách cặp dùm mà chưa “tặng” cho đứa bé gái tội nghiệp kia chữ “ngu”. Tôi muốn với chị: “Bạn bè phải có qua có lại mới toại lòng nhau” nhưng e chị lại nói “Mày ngu” nữa thì bỏ mẹ.

Thằng bé em tính tình lại khác con chị, vô tư và tốt bụng với bạn bè hơn. Nó không học ở “trường giàu”, bạn nó phần lớn con nhà lao động nghèo. Trong lớp bạn nó thiếu giấy, thiếu bút nó thường cho mượn (và cho luôn). Bị mẹ mắng té tát: “Đồ ngu. Nó học thì nó tự đi mua xài, sao mày lấy cho nó?” thì thằng bé ấp úng “bào chữa” rằng nó “bán” chớ không phải “cho”, nhưng chẳng khi nào thấy nó thu được tiền “bán hàng” bao giờ. Có lần, cô giáo phân công mỗi tổ làm một bài tập về file trình chiếu, nhà có computer nên nó xung phong nhận làm cho cả tổ. Vậy là thằng bé cũng bị mẹ mắng “ngu” nữa, “Tụi nó không làm thì cả tổ chịu mất điểm, chớ đâu phải riêng một mình mày mà mày nhào vô hứng. Máy tính tao sắm bằng tiền chớ bộ máy chùa à?”. Nó lại cúi mặt ấp úng: “Con làm một lần này thôi mà, không làm nữa đâu”.

Dạy con sống chỉ biết nghĩ lợi cho bản thân mình, không giúp đỡ, không chia sẻ với bạn bè hay người xung quanh như vợ chồng bạn tôi, dù hai cháu bé có một kho kiến thức khoa học đầy đầu, nhưng với lối sống ích kỷ thì sau này lớn lên hai cháu có trở thành người hữu dụng hay chỉ là gánh nặng cho xã hội?

Tạ Phong Tần

DẠY CON SỐNG ÍCH KỶ

 

Từ bàng quan đến vô cảm. -Nhà văn Sương Nguyệt Minh

http://vn.360plus.yahoo.com/suongnguyetminh/article?mid=156

Từ bàng quan đến vô cảm. –Nhà văn Sương Nguyệt Minh

 Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học – 2001) giải nghĩa “bàng quan” là: Đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không dính líu đến mình.

Còn “vô cảm” được hiểu theo nghĩa: Không có cảm xúc, không có tình cảm trước những tình huống lẽ ra phải có. “Vô cảm” là tình trạng không ý thức về những gì xảy ra trong lòng mình, không ý thức được những gì sắp xảy ra hoặc đang và đã xảy ra ở bên ngoài. 

Tình trạng “Bàng quan và vô cảm” ở con người có nguyên nhân bệnh lý. Chữa trị cần có các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tôi chỉ xin nói đến thói “bàng quan và vô cảm” với ý nghĩa thiên về cảm xúc, mang yếu tố xã hội hơn là sinh học.

 Bàng quan trước thời cuộc.

Người bàng quan với thời cuộc là người trước các sự kiện “động giời” của dân tộc, của nhân loại đều dửng dưng. Họ nghe chuyện Mỹ đánh I rắc cũng mặc, mà tên lửa hành trình Tomahawk hiện đại nhất bay vào tàn phá Nam Tư cũ làm cho dân thường mất nhà mất cửa, lửa cháy, máu chảy, đầu rơi… cũng kệ. Tổng thống Barack Obama hay bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ; ông Vladimir Vladimirovich Putin có tiếp tục làm Tổng thống hay chia sẻ quyền lực cho Dmitry Medvedev; Hồ Cẩm Đào đã chọn được người kế vị hay chưa… cũng “chẳng ảnh hưởng gì đến hòa thế giới”. Thực ra, “tân lãnh đạo tân đường lối, chính sách”, các nước nhỏ và yếu thường quan tâm đến việc người lãnh đạo cường quốc tả khuynh hay hữu khuynh, cực đoan hay ôn hòa. Bởi ý chí xuất phát từ cá nhân lãnh đạo một cường quốc rất dễ ảnh hưởng đến quyền lợi chính trị, kinh tế các nước nhỏ; chỉ một cái bàn tay chém gió cũng có thể bắt đầu phát động, hoặc chấm dứt một cuộc chiến tranh, một chữ ký loằng ngoằng cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát, hủy diệt nền kinh tế một quốc gia hoặc toàn thế giới. Tất nhiên, sinh ra con người đều có phận sự riêng, mỗi người phải quan tâm lo lắng đến vận mệnh của mình, của dân tộc mình. Thà rằng vì mê mải chuyên môn mà không chăm chú theo dõi thời cuộc thì đi một nhẽ, còn châm chước, thông cảm được; chứ biết những chuyện động giời đó mà vẫn bàng quan, thờ ơ thì quả là đáng trách.

Vừa qua, Bắc Triều Tiên phi pháo dồn dập vào hòn đảo Yeonpyeong – Hàn Quốc. Giao tranh bùng nổ dữ dội nhất trong vòng 5 thập niên trở lại đây, Quân đội Hàn Quốc bị đặt trong tình trạng báo động. Không khí căng thẳng, ngột ngạt khủng khiếp giữa Bình Nhưỡng và Xơ Un, nguy cơ dẫn đến bờ vực chiến tranh. Nhân dân cả khu vực Đông Bắc Á và thế giới hốt hoảng, lo ngại… Nhưng, có người lại thích chí kêu lên sung sướng: “Đánh nhau! Đánh nhau to rồi! Chà chà…” Hoặc họ thản nhiên buông những lời: “Dào ơi! Cho chúng nó đánh nhau. Cho chúng nó chết!” Chúng nó là ai? Là dân thường vô tội. Ai lại nỡ rủa xả, mong cho những người dân lương thiện, đang sống bình yên phải chết bởi binh đao nước lửa và ống đồng. Bàng quan trước thời cuộc không chỉ phản ánh trình độ tư duy chính trị ấu trĩ mà biểu hiện một thái độ dửng dưng, đứng ngoài cuộc, mặc số phận con người, số phận dân tộc, mặc sự vật, hiện tượng diễn biến ra sao miễn là không chạm đến cái lông chân của mình.

“Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”.

Đó là thành ngữ tôi nghe được từ thời cả nước “đói nghèo trong rơm rạ”, nhà trên, nhà bếp đều lợp rạ, lợp bổi, đun nấu cũng bằng rơm, rạ, cỏ khô hoặc bằng củi… hỏa hoạn thường xuyên xảy ra ở nông thôn. “Cháy nhà hàng xón, bình chân như vại” thật trớ trêu và có cái gì đó như nhẫn tâm, cứ ám ảnh và theo đuổi tôi suốt cuộc đời. Tôi đã chứng kiến cảnh cháy nhà trong thôn xóm, lửa rừng rực, tro than cùng khói đen cuộn lên trời. Trong khi chủ nhà “của đau con xót” tiếc nhà tiếc của khóc lóc ời ời, trong khi người người nhộn nhạo, hối hả múc nước rập lửa thì cũng khối kẻ vẫn “bình chân như vại” coi như không nghe thấy tiếng hô “cháy nhà”, coi như không nhìn thấy khói lửa, cứ điềm nhiên xay lúa, giã gạo, tưới  rau nhà mình, mặc cho nhà hàng xóm thành tro than. Hoàn toàn không phải họ thù hận với những người trong cái nhà bị cháy kia, mà họ bàng quan, thờ ơ với những sự việc đang xảy ra ngay ở bên cạnh mình. Và, trong đám đông nhộn nhạo chữa cháy kia thì vẫn có những kẻ sức dài vai rộng đứng chắp tay vào hông, nhìn ngọn lửa cứ liếm dần liếm dần và thiêu trụi căn nhà. Thật là vô tâm vô cảm đến lạnh lùng.

Chuyện bàng quan, thờ ơ không chỉ với số phận con người, với chuyện đại sự quốc gia, với các vấn đề thời đại mà còn hiện hữu ở ngay trong từng cơ quan. Ông già Y gần 60 tuổi hay thiếu phụ X ngoài 30 xuân lên lãnh đạo công ty; ông A tuổi tráng niên, hay anh B cán bộ trẻ lên làm chủ tịch tỉnh thì cũng mặc. Họ tự an ủi, hoặc chủ trương sống theo phương châm: mình lo mình là công nhân, là cán bộ viên chức làm công ăn lương thì ông bà nào lên quản lý công ty hay lãnh đạo tỉnh nhà cũng chẳng ảnh hưởng đến “nồi cơm” hàng ngày. Vậy nên mới có chuyện: người dân chẳng hề sốt sắng biết ông bí thư, chủ tịch tỉnh là ai, thân thế sự nghiệp thế nào?! Ông  bà nào lên “cai quản” địa phương cũng thế.

Bàng quan ngay với anh em đồng nghiệp. Đồng nghiệp làm dự án, nghiên cứu khoa học giỏi, viết văn hay, ra sách mới, được giải thưởng hay không cũng chẳng quan tâm. Đồng nghiệp hoàn cảnh khó khăn, bần hàn hay giàu có, sang trọng cũng chẳng để ý. Công việc cơ quan tất bật, bận rộn cũng mặc, mà trì trệ, ngưng đọng, thụt lùi cũng không quan tâm. Ai trúng cấp ủy, ai làm trưởng phòng, ai làm giám đốc…cũng được, không ý kiến, chẳng phản đối mà cũng không ra mặt hân hoan, ủng hộ. Họ viện dẫn “cơm ai người ấy ăn, áo ai người ấy mặc, việc ai người nấy làm, đường ai người ấy đi”, không có tôi thì ông vẫn sống và ngược lại không có ông thì tôi cũng đã sống trơ trơ từ lâu rồi.

Vô cảm với nỗi đau đồng loại.

Nói xa, rồi lại nói gần: Nếu bạn chịu khó để ý thì ở xung quanh chúng ta không ít người bàng quan, vô cảm với nỗi đau đồng loại. Cách đây mấy tháng, miền Trung lũ lụt xảy ra triền miên, ở Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Trị…, nước ngập lưng vách, có nơi lút mái nhà. Dân vùng lũ cơ cực, người bám ngọn cây, người leo cột điện, người ngồi tuyệt vọng trên mái ngói, “màn trời chiếu nước”… Vô tuyến truyền hình đưa tin, các hình ảnh lũ lụt dữ dội “tua” đi “tua” lại, ở các quán nhậu nhiều người ngừng ăn dán mắt vào màn hình đăm chiêu, lo lắng; nhưng cũng không ít người vẫn cứ điềm nhiên vừa nhậu vui vẻ, vừa đồng thanh hô “một… hai… ba…zô”. Mỗi lần “zô” là dốc hết cả cốc bia nửa lít. Có kẻ còn cầm cái đùi gà khua khắng trước ti vi, và hát ông ổng một câu cải lương rẻ tiền, mà không hề biết có một phần nhân loại đang sống trong cảnh đói lạnh, khốn cùng.

Người dân Việt đã và đang bị vô cảm ngày càng nặng. Không kiếm tìm đâu xa, bạn cứ để ý mỗi khi có tai nạn trên đường, thì xe máy, ô tô cứ điềm nhiên đứng lại xem hoặc đi qua nhanh, vừa bóp còi xin đường inh ỏi vừa nhóng đôi mắt hiếu kỳ tò mò về phía cái xe máy nát bét và người chết nằm thẳng cẳng trên vũng máu, người bị thương bò lê bò càng, lê lết…Mấy gã ăn không ngồi dồi, lê la ở quán nước vỉa hè được dịp xổ ra… hôi của. Ví tiền, mũ, túi xách, thậm chí đến đôi dép lê cũ của người bị nạn cũng bị họ nhặt sạch. “Cứu một người phúc đẳng hà sa”, lẽ họ ra phải xông vào giúp nạn nhân, chở đi cấp cứu ở bệnh viện thì cứ bu lại vòng trong vòng ngoài xem đến mức kẹt cả đường, ách tắc giao thông; thậm chí có người bình phẩm, còn tranh cãi nhau chuyện nạn nhân nào đúng, nạn nhân nào sai. Vô cảm trước nỗi khốn cùng đến thế là tận.

Ngày tôi còn tuổi thiếu thời ở nhà, tôi nhớ mãi một lần bán chó. Con chó là giống vật tình nghĩa, trung thành nhất trong các loại vật nuôi. Con chó nhà tôi già nua khụ khị, không còn sinh đẻ, mà cũng không còn tác dụng coi nhà. Nuôi mãi thì mất cơm, nuôi báo cô trong lúc đói kém thời bao cấp, sáng người còn phải nhịn ăn và trưa tối thì ăn cơm độn khoai sắn, hoặc rau má. Bố mẹ tôi bàn nhau bán con chó ấy đi may còn đong được vài yến gạo lúc giáp hạt. Hôm thợ bắt chó đến nhà, mẹ tôi không dám nhìn cảnh con chó gần gũi bị dọ mõm, nước mắt trào ra, ứ ứ… kêu cứu. Mẹ tôi cầm cái nón mê đội đầu và cắp cái thúng vào hông bảo, dứt khoát phải để mẹ tôi đi chợ rồi mới được tròng thòng lọng vào cổ chó, mới được bắt nó mang đi. Rồi mẹ tôi đi chợ thật, đi chợ dù hôm ấy không có nhu cầu bán, mua gì ở chợ làng, chỉ để tránh cái nhìn của con vật nuôi ai oán, trách móc mình như kẻ phản bội. Kể điều này ra, tôi tin rằng sẽ chia sẻ được với nhiều bạn đọc. Bởi những ai ở nông thôn đã từng nuôi chó và vì một hoàn cảnh nào phải bán con chó giữ nhà đi, chắc chắn đã thấy nhiều bà mẹ nông thôn lam lũ cũng trải qua tâm trạngnhư mẹ tôi.

Bây giờ, hàng ngày tôi đi làm, thảng hoặc bắt gặp một đám ma trên đường phố, đau thương và màu trắng tang tóc đến rợn người. Tôi cũng tận mắt chứng kiến rất nhiều người rất vô tâm, họ nhăn mũi, nhịn thở, cứ như chậm lại thì mùi tử thi sẽ làm tắc thở, lây dịch bệnh, chết đến nơi, nên cố tình phóng nhanh thật qua đám tang, thậm chí còn rú còi vang đường phố.

Muốn biết con người hiện đại vô cảm đến đâu chỉ cần nhìn “Cánh thợ nhậu” trên vỉa hè là biết. Họ thường xuyên gặp người tật nguyền, hoặc người già lão, hết khả năng lao động, đi ăn xin. Là người tử tế thì nhẹ nhàng móc ví lấy ra vài ngàn đồng rồi dịu dàng, ân cần đặt lên tay người đi ăn xin. Song cũng có người xua người ăn xin khốn khổ, đuổi người tật nguyền khốn nạn như đuổi tà ma. Nhưng, khủng khiếp nhất là người vô cảm trước nỗi bần hàn, thiệt thòi, mất mát, tật nguyền của đồng loại. Họ lặng im, dửng dưng không cáu giận, không buồn bã, không nhìn người già nua lọm cọm, người tật nguyền đau đớn đang chìa bàn tay run rẩy chờ đồng tiền lẻ bố thí.

Từ bàng quan, vô cảm đến nhẫn tâm chỉ cách nhau một sợi giây nhỏ bé mong manh vô hình. Xã hội càng hiện đại thì thói bàng quan và tật vô cảm càng có nguy cơ tràn lan, cũng là một điều buốt giá.

 

THẢO DÂN HÃNH TIẾN & NHỮNG KHÁT VỌNG XA VỜI – Nguyễn Hòang Đức

http://lethieunhon.com/read.php/4833.htm

THẢO DÂN HÃNH TIẾN & NHỮNG KHÁT VỌNG XA VỜI – Nguyễn Hòang Đức

Tôi có đọc bài “Từ bàng quan đến vô cảm” của nhà văn Sương Nguyệt Minh đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ. Đây là một đề tài tự soi mình rất thiết thực và hệ trọng với người Việt chúng ta. Bởi lẽ, “Tự sỉ hữu đạt tôn”, chúng ta chỉ đạt tới tầm cao khi biết gột rửa những khiếm khuyết của mình. Vì thế Tự sỉ chính là Tự trọng. Đa số dân ta là dân nông nghiệp, chính xác hơn là “tam nông”: nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Dịp tết chúng ta vẫn thường gói bánh chưng, khi ấy việc vo gạo, đãi gạo thật sạch, rồi rửa lá dong thật sạch là một việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ nếu gạo và lá không sạch, bánh sẽ chóng thiu, khi ấy món bánh chưng ngày tết sẽ không thể đảm bảo cho chúng ta niềm vui ăn tết. Thử tưởng tượng rất gần rằng, đúng ngày tết dọn mâm cỗ lên mời khách, chủ nhà bảo “mời bác ăn thử miếng bánh chưng nhà em!” Những than ôi, nếu đó là một miếng bánh chưng thiu, thì ông chồng, cũng như bà nội trợ, rồi đến con gái phụ trách phần rửa lá “ế” mặt thế nào?
Trong thôn xã từ làng trên xóm dưới, chúng ta cũng thường được chứng kiến, nhiều thợ xây đang tiến hàng rửa cát sỏi để đúc bê tông. Tại sao vậy? Vì nếu không rửa sạch cát sỏi, thành phần tham gia trực tiếp vào bê tông, bê tông sẽ không cấu kết, bục rữa, rồi sụp đổ, gây tai nạn. Người Việt có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Đó hoàn toàn là một sự thật hiển nhiên. Y học hiện đại đã chứng minh , nhà càng bẩn thì càng lắm vi khuẩn gây bệnh ẩn nấp, bát bẩn cũng vậy, chúng sẽ là nơi trú ẩn của nhiều vi trùng, vì thế người ta sẽ không thể sống an khang hay ngon miệng khi ở nhà bẩn và ăn bát bẩn.
Nhà bẩn gây bệnh, bát bẩn có vi trùng, gạo bẩn bánh chóng thiu, cát bẩn làm nhà đổ… Vậy thì tâm hồn bẩn sẽ ra sao? Chắc chắn tâm hồn bẩn sẽ gây bất hạnh và ách tắc trong cuộc sống! Đó là điều hiển nhiên mà xa xưa đã được các triết gia Hy Lạp cổ đại đúc kết lên. Triết gia Aristote có nói một phương ngôn rằng: “Hạnh phúc là một tâm hồn sạch sẽ ngự trong một cơ thể cường tráng”. Một cơ thể chỉ cần một cái rám, một vết tấy xưng, một vết xạm ở trên làn da thôi, đã khiến con người mất tự tin rồi, nói chi đến nó còi cọc ốm yếu, thì con người sao có thể vui sống được. Còn một tâm hồn, chỉ cần mất ngủ vài đêm thôi, người ta đã hoảng loạn sa vào bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực, nói gì đến những tủi nhục khác như bị xa lánh, đầy ải, khinh thị do các ám ảnh có tội lỗi gây nên, thì làm sao bình an? Để giản dị, chúng ta thử hình dung, lời bài hát “Anh nuôi quân”, có câu “Xe không dầu xe nào đi cho”. Cơ thể khỏe mạnh như chiếc xe vậy, máy tốt nhưng không có xăng (là tâm hồn) sạch thi không thể vận hành.

Vậy thì, nhà muốn sạch thì phải quét! Tâm hồn muốn sạch thì phải “tẩy rửa” thường xuyên bằng chiếc khăn “biết sỉ” hay “tự sỉ”, nói thẳng ra là biết ôn tập chính những điều đáng hổ thẹn của mình. Con người ở đẳng cấp càng cao thì càng có trình độ tự sỉ cao. Nhưng ở ta, có không ít người lại hiểu nhầm rằng, đó là một sự bới móc. Trong bài “Từ bàng quan đến vô cảm” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, tác giả đã nêu khá nhiều về tâm trạng dửng dưng bàng quan của một số người Việt. Tôi cho rằng: sở dĩ có tình trạng đó, có một nguyên nhân rất lớn là, có nhiều người khởi sự đã bàng quan ngay từ đầu việc kiểm duyệt có trách nhiệm để tự sỉ chính tâm hồn mình. Cái gì xấu ở đời, họ dửng dưng, vì nghĩ đó là cái xấu của người khác, việc của người khác, vì vậy họ mới bàng quan.
Nhân đề tài này này, tôi muốn bàn sâu hơn về khía cạnh khởi nguyên trong ý thức của người Việt. Người Việt ta là những người còn sống nặng về lụy tình, nặng về cảm tính, và chưa có ý thức sống theo lý trí phổ quát. Đặc biệt rõ ràng nhất trong câu “phép vua thua lệ làng”. Phép vua là gì? Ngày xưa người Việt (cũng như người Trung Quốc, và các nước Á châu), chưa biết đến một tổ chức nhà nước cộng hòa, dân chủ với các vai trò của chủ tịch hay tổng thống, vì thế phép vua chính là phép nước, là phép của một tổ chức quốc gia mang tầm vóc phổ quát bao trùm hơn. Thế mà lối sống còn rất cục bộ, xé lẻ, manh mún, cá thể, đơn vị nhỏ của người việt vẫn chỉ đánh giá rằng phép nước đó thua lệ làng.
Người Việt còn có một loạt phương ngôn khác xác định tâm thức cục bộ vị kỷ như “chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, rồi dẫn đến ích kỷ cục bộ như “Đèn nhà nào nhà ấy rạng”. Người Việt có một câu chuyện tiếu lâm rằng: Nhà kia đang có cỗ, liền thấy ông hàng xóm ở căn hộ liền kề lấy đuốc châm mái nhà mình. Hàng xóm thất kinh chạy ra hỏi “tại sao bác lại tự tay châm lửa đốt mái nhà của mình như vậy,  nó cháy lan sang mái nhà tôi thì làm thế nào?” Liền nghe ông đốt mái nhà trả lời: “Cỗ nhà ông dọn ra, nó có lan sang nhà tôi đâu, vậy thì làm sao tôi đốt mái nhà tôi lại cháy lan sang nhà ông được?”
Có một phương ngôn của Trung Quốc rằng: “Kẻ nào làm lợi cho cá nhân mình sẽ hại đến cả nhà, nhà nào làm lợi cho nhà mình sẽ hại cả làng, làng nào làm lợi cho mình sẽ hại đến quốc gia, quốc gia làm lợi cho mình sẽ hại đến thiên hạ”. Và cũng có một câu chuyện rất kinh điển của Đức Không Tử rằng, vị vua nước Sở kia, đi săn có mất một chiếc cung quí, sau khi tìm mãi không thấy, liền nói rằng: “Vua Sở mất cung, người nước Sở bắt được là không mất”. Khi nghe chuyện, Khổng Tử bèn la: “Người đâu mà hẹp hòi vậy, vua Sở mất cung, người khác bắt được là không mất”. Có đúng vậy không? Chắc hẳn rồi, nếu chiếc cung được bất kỳ ai nhặt được thì nó không bị mất trong lãng phí, cần gì nhất thiết phải là người nước Sở?!
Tình trạng manh mún, xé lẻ, cục bộ, vị kỷ là cách ngược chiều với quyền lợi của quốc gia sau đó là thiên hạ. Giờ đây, khi Việt Nam tham dự vào sân chơi chung của toàn cầu, càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn về công lý quốc gia, cũng như công ước phổ quát chung của quốc tế. Chúng ta không thể đóng cửa một mình chơi một kiểu hay một cách riêng, đơn giản thí dụ như đội bóng đá Việt Nam dù Nam hay Nữ thi đấu với đội của nước khác, thì đều phải tuân thủ luật thi đấu do trọng tài nước ngoài cầm cân nảy mực. Còn nếu ta thi đấu theo cách của mình thì không thể thành trận đấu.
Tại sao người Việt còn mang nặng căn tính cục bộ như vậy? Bởi lẽ xã hội tam nông và phong kiến kéo quá dài, nên hình thành nên những con người “thảo dân” chứ không phải “công dân”. Thảo dân là gì? Là thứ con người bị coi như cỏ rác, ở Trung Quốc chẳng hạn, đàn ông có khi chịu thiến tiến cho cung vua hay nhà giầu để kiếm miếng ăn, đàn bà thì bó chân để cho đùi nở , rồi tiến cho triều đình làm phi tần, hay nhà giầu làm thê thiếp để được ăn ngon, mặc đẹp, trú ẩn trong nhà để mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Người Việt xưa tuy không rõ và mạnh như thế nhưng có cái gì rất tương tự. Tóm lại, vì chỉ là thứ thảo dân thấp cổ bé họng, nên người ta có xu hướng bảo toàn lấy cá nhân mình, rồi gia đình mình, rồi bản làng mình một cách cục bộ.
Trái với thảo dân, là hình ảnh của Công Dân, nó được bắt nguồn từ chữ citizen, nghĩa là người thành phố. Văn minh nhân loại đầu tiên được hình thành nới đô thị, sự tập trung dân số làm nẩy mầm những giá trị của chung – tức phổ quát – tức công lý nhiều hơn. Anh đi trên bờ ruộng nhà anh, anh đi thế nào cũng được, nhưng anh tham gia giao thông đường phố anh phải đi theo luật chung, nếu không sẽ đâm đổ, tai nạn. Xa hơn nữa, công dân tức là người ta tham dự vào quá trình lập hiến và tham gia pháp luật. Đã là pháp luật thì là của quốc gia, và là của chung trên bình diện lớn đã tháo cởi những hàng rào của làng xã, chúa đất hay địa chủ. Qua đây nhìn lại cái cách “phép vua thua lệ làng” của người Việt rõ ràng là chưa đạt đến đẳng cấp của công dân pháp luật.
Có không ít trí thức Việt còn nói “một người không yêu được cha mẹ, vợ con mình, thì làm sao yêu được xã hội?” Đây hoàn toàn là một sự lầm lẫn. Người Việt cũng xác định, ngay trong nhà, dù huyết thống gần gũi, người ta vẫn có thể “cha nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa”. Lịch sử đã từng chứng kiến chủ nghĩa phong kiến cũng như phụ quyền (quyền làm cha) “quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu” đã làm khổ, giam hãm và kéo lùi nhân loại đến mức nào. Ngay từ trong gia đình thôi, muốn yêu thương nhau, công lý tức cái chung cũng phải được thực thi. Mà công lý có từ đâu? Đó chính là sự soi chiếu vào cái người khác phổ quát mà có.
Khi con Kănguru cho con vào chiếc túi trước bụng để chăm sóc thường xuyên, chúng ta không thể nói rằng nó sống không tình cảm. Nhưng dù vậy, chúng ta chắc chắn rằng, nó không thể được gọi là tiến bộ. Chỉ có lý trí mới tiến bộ. Mà lý trí là gì? Đó chính là con đường của cái chung. Con đường của cái chung mới giúp chúng ta hình thành lối sống pháp lý trên bình diện quốc gia và quốc tế. Mà động tác đầu tiên của lý trí chính là chấm dứt lối xuê xoa của tình cảm hay cảm xúc để thực hiện cuộc soi gương chính bản thân mình. Khi con người đều soi chiếu vào cái chung, chắc chắn rằng cho dù họ học tập, làm việc, sinh hoạt, hay yêu đương, họ sẽ đều nghĩ đến mọi người, một cách không thể nào tách rời. Lý trí cũng như công lý có lẽ là phương thuốc không thể khác để chạy chữa lối sống bàng quan có từ thâm căn cố đế của chúng ta, và của chính mỗi cá nhân trong chúng ta không nhiều thì ít đều có mắc. Xin cám ơn!